Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng Sudieptutroi

 

 VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng Vide
Bài gửiTiêu đề: VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng   VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng EmptyWed Feb 02, 2011 6:34 am




      VỀ QUÊ ĂN TẾT

      Ngoài số sinh viên tại các trường Đại Học Sài Gòn Thủ Đức, còn thấy quá nhiều người đổ về Sài Gòn làm ăn những năm sau nầy. Người làm ở các công ty lớn, nhỏ, cũng có người làm thuê làm mướn, còn có người buôn bán rất nhỏ khắp các nẻo đường…
      Có người đã tính được ngày về quê ăn tết từ những tháng trước. Người book vé máy bay, người xe lửa, người xe giường nằm, ghế nằm cao cấp. Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây những ngày giáp Tết đông đúc, chen lấn nhau như ngày hội. Mua cho được một vé xe loại thường, xe chợ cũng thật khó, hoặc phải chờ đợi khá lâu. Người về quê ăn tết còn về bằng xe máy từ Sài gòn về Nha trang hoặc xa hơn: Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế. Quốc lộ những ngày giáp Tết ngập tràn người về quê ăn tết.
      Tan lễ tối ở nhà thờ Hiệp Đức, vừa ra tới cổng, tôi đã gặp 10 bạn trẻ đi 5 xe máy dừng nghỉ trước nhà thờ. Bắt chuyện, tôi hỏi, “Các em về quê ăn tết?” “Vâng ạ”. “Về đâu?” “Xe tụi em biển số 76 cả đấy”. “À! Quảng Ngãi, xa quá!” “Xa mấy cũng phải về với Cha Mẹ chứ anh. Ngày Tết thiêng liêng lắm. Mẹ đang trông. Cha đang đợi”. “Mẹ gói bánh tét rồi. Cha dọn nhà cửa đẹp lắm, đợi tụi em về sum họp….”
      Quả thật, ngày Tết của người Việt Nam là một ngày thiêng liêng đặc biệt nhất trong năm. Và mọi người phải về quê ăn tết. Quê ở đây, rõ ràng không mang nghĩa quê mùa, nhà quê, nhưng là một mái nhà, một mái ấm gia đình, một nơi kỷ niệm chôn nhau cắt rốn, một nơi kỷ niệm ra đời. Người đã ra đời, đã lớn lên, và cũng đã ra đi từ đó. Ngày Tết, người lại trở về với mái nhà của mình vui niềm vui sum họp cả nhà có ông bà, cha mẹ anh em. Mái nhà ấy, ở thôn quê hay thành thị thì cũng là quê nhà vậy. “Ngày đầu xuân bao người đi xa, cũng về với gia đình, cũng về với ân tình, ngất ngây với niềm yêu mến, dâng đến lòng Mẹ Cha bông hoa là lòng biết ơn…” ( Ns. Phanxico).

      Vậy, thiết tưởng, ăn Tết trước tiên phải nói là ăn cái tình cảm thiêng liêng của Ông Bà, Cha Mẹ, của anh em huynh đệ chung một huyết thống, trong cùng một gia đình, rồi, cùng một gia tộc. Và khi ăn cái tình cảm thiêng liêng ấy, con người ta đặt mình vào trong một cộng đồng cơ bản được xây dựng trên tình thương, bổn phận và trách nhiệm không thể phủ nhận hay từ khước được. Trong đó, yếu tố tình thương mến phải là trên hết. Những bữa cơm đơn sơ của người nghèo, hay những bữa tiệc linh đình của người giàu có cũng chỉ có giá trị khi mỗi thành viên gia đình thực sự về quê ăn tết với cả tấm lòng yêu mến. Kể cả việc hiếu kính Ông Bà, tạ lỗi Cha Mẹ, mừng tuổi, quà tặng, lời chúc mừng…cũng chỉ có giá trị khi thể hiện vì yêu mến.

      Về Quê Ăn Tết, thế thì, thật là đáng tiếc, nếu có ai trong chúng ta đã về quê, mà không dùng cơ hội quý báu nầy để ăn tết, để thể hiện cái tình cảm thiêng liêng ấy trong bữa tiệc gia đình. Mỗi người góp một món yêu thương lên bàn ăn. Mỗi món một hương vị . Mỗi người một cách yêu thương, mà cách nào cũng chân thành nhất.
      Đã về được đến quê nhà là một hạnh phúc. Nếu không cảm nếm được hạnh phúc tuyệt vời ấy, thì thật đáng tiếc… là vì, chung quanh ta, còn có biết bao người ước ao được cái hạnh phúc về quê ăn tết ấy:

      Phải kể đến bao anh em xa quê nửa vòng trái đất, dẫu rằng nửa vòng trái đất không kể là quá xa trong thời đại nầy. Và, khoảng 16 đến 26 giờ bay, không được phép nói là quá chậm, quá lâu so với các nhà truyền giáo phải đi từ Tây sang Đông ngót sáu tháng. Cũng vậy, vài ngàn đô la không thể là quá tốn kém mà không thực hiện được ước mơ… Anh em ước được ngồi cạnh mẹ, quạt cho mẹ, ngồi cạnh Cha, hầu Cha chén rượu nồng kia mà…nhưng không phải ai cũng được về quê ăn tết. Nhiều lý do chính đáng của cuộc sống nơi đất khách quê người, bất khả kháng… Tuy nhiên, có một điều đáng quí là, vì khó thực hiện được mơ về quê ăn tết, mà mỗi cái tết ở xa quê, lòng người rộn lên bao niềm kính tưởng, nhớ thương, khôn nguôi… không bút nào tả xiết.
      Phải kể đến những người xa quê bất đắc dĩ, đang thời gian phải trốn tránh cả danh tánh, cả hình dung…vì bị ép phải bỏ quê, bỏ nhà cửa, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ kỷ niệm thiếu thời, bỏ con đường hò hẹn tuổi yêu đương, bỏ mồ mả cha ông, bỏ tất cả… mà ra đi đến một nơi để lại bắt đầu từ điểm trắng. Tưởng đến quê, đến nhà, đau dứt từng khúc ruột…Mẹ ơi, Cha ơi, anh em ơi!!!
      Có người không về quê ăn tết vì Cha Mẹ đã làm cho mái ấm gia đình tốc mái, đã đổ nát tang thương. Sáng 29 tết năm ngoái, mấy anh em gọi nhau uống cà phê. Một em bé 13 tuổi bưng cà phê. Mặt em buồn. Tôi hỏi. “Nhà con ở đây hay con làm cho người ta?” “Dạ, con làm cho người ta”. “Con không về quê ăn tết à?” “Dạ, con không về ăn tết. Quê con ở đâu! Nhà con ở đâu! Ổng bả chia tay rồi! Phần ổng có nhà mới, có vợ mới, con mới của ổng. Phần bả có nhà mớ,i cũng có chồng mới, có con mới của bả … Nhắc tới ổng bả mà chi! Sanh con ra, bỏ con đành đoạn”.
      Người khác bất hạnh “vì con không có tiền mà về. Mà nếu có được đồng về thì cũng chẳng có đồng quà đồng bánh, đồng lì xì cho em, cho cháu…Thêm xấu hổ, thêm nhục nhã những ngày biệt xứ phiêu dạt đó đây…
      Có người lại bất hạnh vì không tin là Cha Mẹ sẽ tha thứ những lầm lỗi cho mình: “Ổng có cho con vô nhà đâu! Năm ngoái về rồi, mới tới cổng, ổng đuổi: “Mầy đi đâu thì đi, tao không có đứa con như mày!” Mẹ nắm tay ổng năn nỉ, ổng đạp lăn nhào: “Xin lỗi trước, về nhà sau. Tui không chấp nhận về nhà trước, xin lỗi sau, bà nghe có rõ chưa”…
      Còn có người bất hạnh hơn nữa là đã lên đường về mà không đến quê, lại phải dừng chân cuộc đời ngay trên quốc lộ. Những tai nạn trên đường về quê là không ít trong những năm gần đây. Có khi vì thiếu cẩn trọng. Có khi do chạy quá nhanh, không làm chủ được tốc độ. Có khi vì chạy bên trái đường, và cũng có khi vì đã quá say… Rất nhiều lý do kết thúc sớm chuyến đi khi chưa kịp về đến quê ăn tết…
      ….


      Sáng hôm nay, 29 Tết, đến thăm thân mẫu của Cha Gioan Trần Văn Thức, bà cố Maria Nguyễn Thị Thể mới qua đời 15g45 hôm qua…

      Được biết, Cha Thức đi du học 6 năm, cũng là 6 năm bà cố nằm liệt giường. Nay Cha Thức đã trở về. Các con các cháu của Bà Cố cũng đã về quê ăn tết đầy đủ. Và thiết tưởng, sau khi sum họp với các con, các cháu, bà được Chúa gọi Về Quê Ăn Tết…Ngày mai, 30 Tết, sẽ có thánh lễ đồng tế tiễn đưa bà cố lên đường Về Quê Ăn Tết…

      Liên kết chuyện về quê ăn tết với việc ra đi của Bà cố Maria, gợi cho tôi mấy suy tư tương đồng:
      Cuộc đời trần gian của mỗi Kitô Hữu Công Giáo cũng là một chuyến đi về quê ăn tết: Quê Trời, Tiệc Nước Trời. Gọi là quê trời, vì chúng ta được sinh ra bởi lòng yêu của Thiên Chúa là Cha , được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần, được cứu chuộc nhờ máu của Ngôi Con Thiên Chúa. Ăn Tết trong Tiệc Nước Trời là một ăn chính tình thương vô cùng của Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ăn tình thương của Giáo Hội, của mọi tín hữu huynh đệ trong cùng huyết thống cứu chuộc của Chúa Giêsu.
      Để được về quê Trời và ăn tết trong Tiệc Nước Trời, mỗi người cũng phải bỏ tiền ra mà mua vé xe, vé tàu, mua nhiên liệu, mua thức ăn thức uống trên đường về. Những đồng tiền nầy chính là nỗ lực, là cố gắng sống đời nhân đức, là những hy sinh làm điều thiện, những bác ái sẻ chia… Đặc biệt, trong hành trình về quê ăn tết, tất cả đều phải đi đúng luật: luật Chúa và luật Hội Thánh. Đi sai luật, gây tai nạn trên đường làm cho chúng ta không về quê ăn tết được, thật đáng tiếc.
      Hơn nữa, phải tin tưởng rằng: quê nhà đích thực của mỗi chúng ta là gia đình của Ba Ngôi Thiên Chúa, nơi ấy, chứa chan một tình thương vô biên và bền vững: Gia đình của Thiên Chúa không có sự bất nhất hay phân ly, nhưng là một gia đình hiệp nhất; không có sự giận hờn hay chấp nhất, chỉ toàn là đại lượng khoan dung, toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ toàn ái… Một gia đình hạnh phúc.

      Thế thì, đáng tiếc biết bao cho mỗi Kitô Hữu chúng ta, nếu không được về quê ăn tết với Gia đình Thiên Chúa.

      Những ngày này, hầu như mỗi chúng ta đang sum họp, đoàn tụ trong gia đình mình tại trần thế nầy, trong tình thương yêu, trong niềm thảo hiếu.
      Ước mong ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết cổ truyền, gợi nhớ cho mỗi chúng ta hành trình “Về Quê Ăn Tết” nơi Gia Đình của Thiên Chúa trong Tiệc Nước Trời.


      PM. Cao Huy Hoàng
      29 Tết Tân Mão



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
 

VỀ QUÊ ĂN TẾT- PM. Cao Huy Hoàng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
-
free counters