Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III Sudieptutroi

 

 LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
QuynhTram
HẠ VIỆN
HẠ VIỆN
QuynhTram

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 66
Điểm NHIỆT TÌNH : 136
Ngày tham gia : 27/12/2009
Đến từ : GiaKiem
Job/hobbies : ...
Tâm trang : Normal

LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III Vide
Bài gửiTiêu đề: LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III   LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III EmptyThu Feb 24, 2011 9:23 pm




    THỜI KỲ KHÓ KHĂN, GIẢI THỂ, VÀ PHỤC HỒI



      LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III Anres
      Sau thời gian thành công nhanh chóng, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII, Dòng Tên gặp nhiều phản ứng và chống đối. Tại Nam Mỹ, các thừa sai Dòng Tên thiết lập những khu tự trị cho người da đỏ và và hậu quả là đưa đến sự xung đột giữa các thừa sai và quyền lợi của đế chế Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tại Châu Á, sự tranh giành ảnh hưởng cũng như bất đồng ý kiến về đường lối mục vụ giữa các thừa sai thuộc Dòng Tên và các dòng tu khác đã gây nhiều chia rẽ giữa các nhóm thừa sai. Ở Nhật Bản, các thừa sai vu cáo lẫn nhau, cộng với những cáo buộc của nhóm thương gia Tin Lành người Hà Lan đã làm cho các sứ quân (Shogun) nghi ngờ người Công giáo làm tay sai cho đế quốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha và ra sức cấm đạo. Ở Trung Hoa, các phán quyết của Tòa Thánh trong vụ tranh luận về Lễ Nghi Trung Hoa (1645-1742) đã làm Khang Hi hoàng đế nổi giận và hạn chế việc truyền giáo từ năm 1706; Ung Chánh hoàng đế nối ngôi và ra sắc chỉ cấm đạo năm 1724. Ở Việt Nam, việc bất phục tùng của các thừa sai Dòng Tên với hàng giám mục thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê đã gây nhiều bất lợi cho việc truyền giáo của Dòng.

      Những khó khăn và chống đối không chỉ ở châu Mỹ và Châu Á, nhưng khó khăn nhất là ngay tại Châu Âu, từ trong nội bộ Hội Thánh đến những trào lưu tư tưởng mới. Ở các quốc gia theo Tin Lành, các tu sĩ Dòng Tên bị cấm hoạt động. Trong các quốc gia theo Công giáo, phe quý tộc, giới trí thức, và ngay cả hàng giáo sĩ địa phương đều e dè ảnh hưởng và thế lực của Dòng Tên. Ngay từ thời I-nhã, những người ghét Dòng đã dùng chữ “jesuit” theo nghĩa xấu (“kẻ giả dạng Giêsu”) để gọi các thành viên của Dòng. Sang thế kỷ XVIII, các cuộc tranh luận gay gắt với Dòng Đa-minh và phái Jansen đã tạo thêm bất lợi cho Dòng. Những người phái Jansen mà đại diện là Pascal đã tạo ra một bức biếm họa về hình ảnh một Giêsu hữu theo nghĩa giả hình, mưu mô, phi đạo đức, v.v.

      Từ những mâu thuẫn nhỏ sang mâu thuẫn lớn, bắt đầu từ năm 1759 tu sĩ Dòng lần lượt bị trục xuất khỏi lãnh thổ của đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Các tài sản cũng như cơ sở giáo dục của Dòng bị quốc hữu hóa. Nhưng chưa đủ, các nước này áp lực với Đức Giáo Hoàng Clêmentê XIV để ký sắc lệnh Dominus ac Redemptor giải tán Dòng vào ngày 16.8.1773. Tuy vậy, hoàng đế nước Phổ Frederick II và nữ hoàng Nga Catherina I đã cho phép Dòng Tên tiếp tục hoạt động ở Phổ và Nga. Dần dần vì nhu cầu bảo vệ đức tin đã có những cuộc vận động ngầm để phục hồi lại hoạt động của Dòng Tên. Hơn 40 năm sau khi bị giải thể, Đức Giáo Hoàng Piô VII đã cho phép phục hồi Dòng Tên trên toàn thế giới vào ngày 7.8.1814. Bắt đầu lại từ con số không, Dòng đẩy mạnh hoạt động giáo dục, truyền giáo và linh đạo.


      DÒNG TÊN NGÀY NAY

      LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III Anh%20em%20Dong%20Ten_1
      Hiện nay (2007) có 19.216 tu sĩ Dòng Tên phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới: Châu Âu (30), Bắc-Nam Mỹ (30), Á-Úc (38), Phi (35). Dòng hoạt động trong 91 Tỉnh Dòng và Miền độc lập, cùng với 13 miền phụ thuộc, tập trung trong 10 Vùng dưới sự điều động của Bề Trên Tổng Quyền Peter-Hans Kolvenbach (từ 1983). Trụ sở chính của Dòng (Curia Societatis Jesu) hiện nay ở số 4 đường Borgo Santo Spirito, Roma bên cạnh Toà Thánh (www.sjweb.info). Hiện nay Dòng đang chuẩn bị cho Tổng Hội lần thứ 35 (2008) để bàn về hướng đi của Dòng trong thế kỷ XXI.

      Được hun đúc bởi tinh thần Linh Thao nhằm “tìm gặp Thiên Chúa trong mọi sự”, các tu sĩ Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội cũng như xã hội, nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, nhà báo, văn sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, giáo sư, khoa học gia, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, tâm lý gia, cán sự xã hội, nhà báo, và chuyên viên các ngành nghề khác.Ở Hoa Kỳ, Dòng đã thiết lập 28 trường đại học và gần 50 trường trung học, trong đó có nhiều trường danh tiếng thế giới như ĐH Georgetown, ĐH Boston, ĐH Fordham, v.v. Tại Châu Á, có một số trường đại học danh tiếng do Dòng thiết lập như ĐH Sophia (Nhật Bản), ĐH Sogang (Hàn Quốc), ĐH Fujen (Đài Loan), ĐH Ateneo de Manila và Viện Mục Vụ Đông Á (EAPI) ở Phi Luật Tân, chưa kể đến 26 trường đại học và cao đẳng ở Ấn Độ. Tại Roma, ngoài Đại Học Giáo Hoàng Gregorian và Viện Kinh Thánh Biblicum, Dòng còn phụ trách đài phát thanh Vatican và đài thiên văn Vatican. Ngoài ra Dòng còn điều hành và xuất bản nhiều sách báo, tạp chí và khảo luận có giá trị trong nhiều lãnh vực.Ngoài các cơ sở giáo dục khắp nơi trên thế giới, các tu sĩ Dòng Tên còn đảm nhiệm các tác vụ khác nhau từ mục vụ giáo xứ, giảng tĩnh tâm và Linh Thao, truyền thông, huấn nghệ, đến chăm sóc sức khoẻ và mục vụ cho người tị nạn, di dân, cho người khuyết tật, bệnh phong, hay lây nhiễm AIDS. Tất cả nhằm rao giảng Tin Mừng. Có thể nói Dòng vẫn tiếp tục tinh thần thừa sai và đặc sủng truyền giáo của thuở ban đầu, tuy hình thức hoạt động có thay đổi để thích nghi với thời đại.

      Từ sau Tổng Hội thứ 32 (1975), Dòng đặc biệt hướng về các công tác phục vụ đức tin và thăng tiến công bình xã hội. Để đáp ứng nhu cầu của thời đại Dòng cũng thiết lập các văn phòng chuyên biệt để lo cho người tị nạn (JRS: Jesuit Refugee Service), công bình xã hội (SJS: Social Justice Secretariat), truyền thông (JesCom: Jesuits in Communication), và đối thoại tôn giáo (SID: Secretariat for Interreligious Dialogue).

      Trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng, Dòng đã được 50 vị hiển thánh, 146 chân phước được tôn kính trên toàn Giáo Hội (tính đến 2006); ngoài ra có 36 bậc đáng kính và 115 đầy tớ của Thiên Chúa được ghi nhận trong Dòng. Chỉ trong thế kỷ XX, không kể những người bị tù đầy, có trên 300 tu sĩ Dòng trên khắp thế giới đã hy sinh mạng sống vì đức tin và tranh đấu cho nhân phẩm con người. Thí dụ như cha Ignacio Ellacuría và các đồng nghiệp thuộc đại học Trung Mỹ (CAU) bị ám sát ở El Salvador năm 1989.
      Trải qua gần năm thế kỷ, Dòng Tên đã đóng góp nhân lực và cả mạng sống vào công việc phục vụ đức tin và thăng tiến con người. Tất cả như khẩu hiệu của Dòng: Ad Majorem Dei Gloriam-Cho Vinh Danh Chúa Hơn.

      Nguồn: dongten.net



    QuynhTram




Về Đầu Trang Go down
 

LƯỢC SỬ DÒNG TÊN - PHẦN III

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: VÌ TÔI LÀ LINH MỤC & BỀ TRÊN CÁC DÒNG-
free counters