Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Sudieptutroi

 

 Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria - Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
cafe phuonglam
Cấp bậc
Cấp bậc


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 154
Điểm NHIỆT TÌNH : 486
Ngày tham gia : 20/01/2011
Job/hobbies : cải mộ

Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Vide
Bài gửiTiêu đề: Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria - Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin   Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin EmptySun Mar 27, 2011 4:20 pm




    Ngày 27 Tháng 3
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno"
    (1825 - 1888)
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Small_1264087125.nv

    Phanxicô sinh ở miền bắc nước Ý, là người con út trong gia đình quý tộc có 12 người con. Ngài sống trong giai đoạn cực kỳ hỗn loạn của lịch sử, mà phong trào chống Công Giáo và chống đức giáo hoàng rất mạnh mẽ.

    Sau khi hoàn tất khoá huấn luyện sĩ quan quân đội, Phanxicô được Vua Victor Emmanuel II để ý, vì ông cảm kích trước sự hiểu biết và tính tình của người thanh niên này. Ðược vua mời để làm thày giáo cho hai hoàng tử, Phanxicô đồng ý và chuẩn bị nhận nhiệm vụ. Nhưng vai trò của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục thời bấy giờ có nhiều điểm bất lợi, nên nhà vua buộc phải rút lại lời mời Phanxicô, thay vào đó, vua tìm một thày giáo thích hợp hơn với một quốc gia thế tục.

    Sau đó không lâu, Phanxicô từ giã quân đội và theo đuổi việc học ở Balê về toán học và thiên văn học; ngài cũng đặc biệt chú ý đến tôn giáo và sự khổ hạnh. Mặc dù việc học là chính, Phanxicô dồn nhiều nỗ lực trong các sinh hoạt bác ái. Ngài sáng lập tu hội Thánh Zita cho những người đầy tớ, sau này bành trướng thêm để nhận cả các người mẹ không chồng. Ngài giúp thiết lập các ký túc xá cho người già và người nghèo. Ngài trông coi cả việc xây cất một nhà thờ ở Turin được dành để tưởng nhớ các chiến sĩ đã tử trận trong cuộc chiến thống nhất nước Ý.

    Vì muốn nới rộng tầm hoạt động và tận tụy hơn cho người nghèo, Phanxicô, lúc bấy giờ là một tráng niên, bắt đầu đi tu làm linh mục. Nhưng đầu tiên, ngài phải được sự đồng ý của Ðức Giáo Hoàng Piô IX để chống lại quyết định của đức tổng giám mục địa phương đã không đồng ý cho ngài đi tu vì cao tuổi.

    Khi 51 tuổi, Phanxicô được thụ phong linh mục. Ngài tiếp tục các công việc tốt lành, chia sẻ tài sản cũng như năng lực của ngài cho tha nhân. Ngài thiết lập một ký túc xá khác, lần này dành cho các cô gái điếm hoàn lương.

    Ngài từ trần ở Turin ngày 27 tháng Ba 1888, và 100 năm sau, ngài được phong chân



    Ngày 28 Tháng 3
    Thánh Tutilo
    * hình nhà thờ kính thánh Tutilo
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Abbey-of-st-gall
    Tutilo sinh vào cuối thế kỷ thứ chín và đầu thế kỷ thứ mười. Ngài theo học ở đan viện Biển Ðức Thánh Gall. Hai người bạn học của ngài được phong "chân phước." Cả ba người sau này đều trở thành đan sĩ tại đan viện nơi họ theo học.

    Thánh Tutilo là một người có nhiều tài. Ngài là một nhà thơ, một họa sĩ vẽ chân dung, một điêu khắc gia, một nhà giảng thuyết và nhà kiến trúc. Ngài còn là một chuyên viên cơ khí.

    Tài năng trổi vượt nhất của ngài là âm nhạc. Ngài có thể sử dụng mọi nhạc khí của các đan sĩ để dùng trong phụng vụ. Cùng với người bạn là Chân Phước Notker, ngài sáng tác các giai điệu thánh vịnh đáp ca. Cho đến nay, chúng ta chỉ còn giữ được ba bài thơ và một bài thánh ca trong biết bao nhiêu sáng tác của ngài. Nhưng các bức họa và điêu khắc của ngài vẫn còn thấy rải rác trong các thành phố ở Âu Châu.

    Nhưng Tutilo là thánh không chỉ vì các tài năng của ngài. Ngài là một người rất khiêm tốn, chỉ muốn sống cho Chúa. Ngài ca tụng Thiên Chúa với những gì ngài biết: qua hội họa, điêu khắc và âm nhạc. Tutilo được tuyên xưng là thánh vì ngài đã dùng cả cuộc đời để ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa.

    Thánh Tutilo từ trần năm 915.

    Ngày 29 Tháng 3
    Chân Phước Ludovico ở Casoria
    (1814-1885)

    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin BlLudovico_Casoria30-3

    Sinh ở Casoria (gần Naples), Arcangelo Palmentieri là thợ đóng bàn ghế trước khi gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn năm 1832, và lấy tên là Ludovico. Năm năm sau đó ngài được chịu chức, và dạy hóa học, vật lý và toán cho các đệ tử trong tỉnh dòng.

    Vào năm 1847, ngài được một cảm nghiệm huyền nhiệm mà sau này ngài diễn tả cảm nghiệm ấy như một sự thanh tẩy. Sau đó ngài dùng cả cuộc đời để phục vụ người nghèo và người đau yếu, thành lập một nhà phát chẩn cho người nghèo, hai trường học cho các trẻ em Phi Châu, một học viện cho các em nhà giầu, một trung tâm cho các em mồ côi, các em câm điếc, và các trung tâm khác cho người mù và người già. Ngoài một bệnh xá dành cho các tu sĩ dòng, ngài còn thành lập các trung tâm bác ái khác ở Naples, Florence và Assisi. Có lần ngài nói, "Tình yêu Ðức Kitô đã làm thương tích tâm hồn tôi." Tình yêu này đã thúc giục ngài thi hành nhiều công việc bác ái cao cả.

    Ðể tiếp tục công việc bác ái, năm 1859 ngài thành lập tổ chức Các Thầy Áo Xám, là một tổ chức tôn giáo gồm những người trước đây thuộc về dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài thành lập tổ chức Các Chị Áo Xám của Thánh Êligiabét, cũng cùng một mục đích ấy.

    Trong những năm cuối đời, ngài bị đau yếu đến chín năm, và đã viết một chứng từ linh đạo mà trong đó ngài diễn tả đức tin như "ánh sáng trong tăm tối, sự trợ giúp khi đau yếu, một ân huệ khi khổ cực, nơi cực lạc khi bị đóng đinh và sự sống giữa cái chết." Sau khi ngài từ trần được năm tháng thì việc điều tra phong thánh đã được tiến hành. Ngài được phong chân phước năm 1993.



    Ngày 29 Tháng 3
    Thánh Jonas và Thánh Barachisius
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Trai_tim_hoa_hong_01_489512639

    Vua Sapor của Ba Tư lên ngôi cai trị trong thế kỷ thứ tư. Ông rất ghét Kitô Hữu và bách hại họ một cách dã man. Ông thiêu hủy các nhà thờ và đan viện. Hai anh em tên Jonas và Barachisius nghe biết về sự bách hại này. Hai người cũng biết là nhiều Kitô Hữu đã bị chết.

    Hai anh em tìm cách giúp đỡ các Kitô Hữu và khuyến khích họ trung thành với Ðức Kitô. Jonas và Barachisius biết rằng, chính họ cũng có thể bị bắt. Nhưng sự lo sợ đó không làm họ chùn bước. Tâm hồn hai người tràn ngập tình yêu thương tha nhân nên không còn nghĩ đến chính mình.

    Sau cùng, hai anh em bị cầm tù. Họ được bảo rằng, nếu họ không thờ lạy mặt trời, mặt trăng, nước và lửa, thì họ sẽ bị tra tấn và bị giết chết. Ðương nhiên, họ từ chối thờ phượng bất cứ sự vật gì và bất cứ ai ngoại trừ một Thiên Chúa chân thật. Họ chịu đau khổ ghê gớm nhưng vẫn kiên gan cầu nguyện. Họ luôn nghĩ về sự thống khổ của Ðức Kitô. Cả hai bị tra tấn cách khủng khiếp nhưng vẫn không chối bỏ đức tin. Sau cùng, họ bị tử hình và đã vui vẻ dâng hiến mạng sống cho Thiên Chúa.

    Cả hai tử đạo vào năm 327




    Thứ Ba 30-3
    Thánh Gioan Climacus
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin StJohnClimacus30-3a
    Người ta tin rằng Thánh Gioan sinh ở Palestine trong thế kỷ thứ bảy. Dường như ngài là học trò của Thánh Grêgôriô Nazianzen. Ngài đã có thể trở nên một thầy giáo nổi tiếng, nhưng ngài quyết định phục vụ Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Ngài gia nhập đan viện ở Núi Sinai khi mới 16 tuổi. Sau đó ngài sống cô độc trong 40 năm. Ngài dùng toàn thời gian để cầu nguyện và đọc gương thánh nhân.

    Lúc đầu, Thánh Gioan bị ma quỷ cám dỗ. Ngài chịu đủ loại cám dỗ và đam mê xấu xa cốt để ngài bỏ cuộc và phạm tội. Nhưng ngài hoàn toàn tín thác nơi Chúa Giêsu và siêng năng cầu nguyện hơn. Do đó, các cám dỗ không bao giờ khiến ngài phạm tội. Thật vậy, càng ngày ngài càng thánh thiện hơn. Ngài trở nên gần gũi với Thiên Chúa đến nỗi sự thánh thiện của ngài được nhiều người biết đến. Họ đến với ngài để xin được hướng dẫn.

    Thiên Chúa đã ban cho thánh nhân một ơn sủng lạ lùng. Ngài có thể dẹp tan cơn cám dỗ. Có lần, một người bị cám dỗ khủng khiếp đến xin ngài giúp đỡ. Sau khi thánh nhân cầu nguyện cho ông ta, sự bình an tràn ngập tâm hồn người này. Và sau này ông không bao giờ bị cám dỗ ấy nữa.

    Khi thánh nhân được bảy mươi bốn tuổi, ngài được chọn làm đan viện trưởng. Sau đó ngài là bê trên của tất cả các đan sĩ và ẩn sĩ trong nước. Một đan viện trưởng khác xin thánh nhân viết lại các quy luật mà ngài đã sống trong suốt cuộc đời để các đan sĩ có thể noi theo. Với sự khiêm tốn lớn lao, Thánh Gioan đã viết lại cuốn Ðường Trọn Lành, hoặc Ðỉnh Trọn Lành. Và đó là lý do tại sao ngài được gọi là "Climacus" (Climax=Ðỉnh).

    Thánh Gioan từ trần năm 649.



    Ngày 31 Tháng 3
    Thánh Benjamin
    Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria -  Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin Benjamin


    Kitô Hữu ở Ba Tư vui hưởng thái bình trong 12 năm dưới sự cai trị của Isdegerd, con vua Sapor III, thì vào năm 420 quốc gia này bị khuấy động bởi sự hăng hái thiếu khôn ngoan của Abdas, vị giám mục Công Giáo đã đốt Ðền Thần Lửa, một đền thờ của người Ba Tư. Vua Isdegerd đe dọa sẽ thiêu hủy tất cả các nhà thờ Công Giáo, nếu đức giám mục không xây lại đền thờ ấy.

    Khi Ðgm Abdas từ chối tuân hành, lời đe dọa đã trở thành sự thật; các nhà thờ trên toàn quốc bị thiêu hủy, chính Ðgm Abdas thì bị tử hình, và một cuộc bách hại toàn diện kéo dài đến bốn mươi năm. Vua Isdegerd từ trần năm 421, nhưng thái tử kế vị là Varanes, tiếp tục bách hại Kitô Hữu một cách dữ dội hơn. Các Kitô Hữu bị tra tấn thật dã man.

    Trong những người chịu đau khổ là Benjamin, một phó tế, bị kết án tù một năm trời vì Ðức Tin. Vào cuối thời hạn tù, một đại sứ của Hoàng Ðế Constantinople đã xin cho Benjamin được trả tự do, với điều kiện là ngài không được rao giảng đức tin cho các cận thần trong triều đình.

    Tuy nhiên, Benjamin tuyên bố rằng, rao giảng về Ðức Kitô là một nhiệm vụ mà ngài không thể im lặng. Mặc dù ngài đã đồng ý với vị đại sứ và nhà cầm quyền Ba Tư, nhưng ngài không thể tuân lệnh mà bỏ lỡ cơ hội rao giảng Tin Mừng. Một lần nữa ngài lại bị bắt và đưa ra trước nhà vua. Bạo chúa này ra lệnh lấy tre vót nhọn đóng vào các móng tay và thân thể ngài, sau đó lại rút tre ra để máu đổ. Sau khi cực hình này được thi hành vài lần, một cái cọc có nhiều đốt được đóng vào hậu môn để xé nát thân thể ngài. Vị tử đạo đã tắt thở trong sự đau đớn khủng khiếp này vào năm 424.



    cafe phuonglam




Về Đầu Trang Go down
 

Chân Phước Phanxicô "di Bruno" - Thánh Tutilo - Chân Phước Ludovico ở Casoria - Thánh Jonas và Thánh Barachisius- Thánh Gioan Climacus -Thánh Benjamin

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
 :: HẠNH CÁC THÁNH

-
free counters