Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Văn Hóa Việt Nam Sudieptutroi

 

 Văn Hóa Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ThanhXuanGiesu
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 20
Điểm NHIỆT TÌNH : 72
Ngày tham gia : 20/02/2010
Job/hobbies : Nothing to do
Tâm trang : Normal

Văn Hóa Việt Nam Vide
Message reputation : 100% (1 vote)
Bài gửiTiêu đề: Văn Hóa Việt Nam   Văn Hóa Việt Nam EmptyFri Jun 17, 2011 10:45 am




    Cơ Bản Huấn Giáo
    Văn Hóa Tôn Giáo Tại Việt Nam
    Định Vị Văn Hóa Việt Nam:
    1. Loại Hình Văn Hóa Gốc Nông Nghiệp
    Để so sánh các nền văn hóa trên thế giới, Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Song cũng có những nét tương đồng.
    - Thuyết Khuếch Tán (cultural difusion ) được phổ biến ở Châu Âu quan niệm văn hóa được hính thành từ một trung tâm rồi “lan tỏa” ra các nơi khác.
    - Thuyết Vùng Văn Hóa (cultural areas) phổ biến ở Mỹ với quan điểm tồn tại của nhiều nền văn hóa khác nhau trên cùng một lãnh thổ.
    - Thuyết loại Hình Kinh Tế - Văn Hóa phổ biến trong dân tộc Xô Viết cho rằng lịch sử nhân loại tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế - văn hóa: Săn bắn – Hái lượm – Đánh cá.
    Các thuyết trên thực ra không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Thật vậy nếu các dân tộc phát xuất từ một gốc, thì các nền văn hóa gốc có thể có các quan hệ lan tỏa, gần gũi nhau về địa lý, thì cũng có thể tiếp xúc và giao lưu với nhau. Tạo nên”Vùng Văn Hóa” Nếu các nền văn hóa ở cách xa nhau và chưa bao giờ gặp gỡ, nhưng lại nằm trong những điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng, thì chúng cũng có những nét giống nhau.
    Căn cứ trên hai loại hình văn hóa, ta có thể nêu ra khái niện về hai loại hình văn hóa:
    1.Loại Hình Văn Hóa Gốc Nông Nghiệp
    2.Loại Hình Văn Hóa Gốc Du Mục.
    Việt Nam do ở tận cùng phía đông –nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp. Nét đặc trưng chủ yếu của văn hóa nông nghiệp.
    - ứng xử với môi trường tự nhiên, người dân sống định cư và chờ đợi hoa màu theo đúng thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, luôn ý thức tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên. Trên môi miệng họ luôn cầu khẩn cách thành kính: “lạy trời”“nhờ trời” “ơn trời”
    - Nhất là nghề lúa, đều phụ thuộc vào các hiện tượng thiên nhiên “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…”về mặt nhận thức, đã hình thành lối suy tư tổng hợp, kéo theo biện chứng, đồng thời theo những kinh nghiệm tích lũy hết sức phong phú về các quan hệ này: “Quạ tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa, rắng mở gà, ai có nhà phải chống, được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa…”
    - Về mặt tổ chức cộng đồng, người nông nghiệm ưa sống tình làng nghĩa xóm, lấy tình làm đầu” một bồ cải lý không bằng một tí cái tình” lối sống ấy dẫn đến thái độ “ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ” trong tinh thần Việt Nam coi trọng ngôi nhà – coi trong cái bếp, phụ nữ là người quản lý kinh tế, tài chánh trong gia đình” tay hòm chìa khóa” nên đã có câu “nhất vợ nhì trời, lệnh ông không băng cồng bà” theo sau đó là kinh nghiệm dân gian” ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng” người nữ có vai trò trong việc giáo dục con cái “phúc đức tại mẫu, con dại cái mang” tầm quan trọng của người mẹ đã có trong tiếng Việt: từ Cái với nghĩa là mẹ và thêm nghĩa chính quan trọng “sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón cái…”
    - Ảnh hưởng này từ đời nhà Lê tôn Nho giáo thành quốc giáo, không phải ngẫu nhiên mà phương Tây cho vùng Đông Nam Á thuộc “xứ sở Mẫu hệ” cho đến bây giờ các dân tộc ít chịu văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc ảnh hưởng nhiều như dân tộcTây Nguyên (Êđê, Giarai…) vai trò phụ nữ rất lớn, chủ động trong hôn nhân, chồng về ở nhà vợ, con cái theo họ mẹ, cho đến nay người Khem vẫn gọi ngời đứng đầu là phum, sóc họ là mê phum, mê sóc (mê là mẹ)
    - Môi trường xã hội: Tư duy tổng hợp, phong cách linh hoạt: Ở Việt nam không có chiến tranh tôn giáo, mọi tôn giáo đều được tiếp nhận, người Việt Nam luôn có thái độ mền dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa trong kháng chiến chống ngoại xâm, khi thắng trận, ông cha ta thường chủ động cầu hòa “ trải chiếu hoa” cho giặc trở về trong danh dự.
    2. Loại Hình văn Hóa Du Mục:
    Đây là loại hình sống du cư, nghề nghiệp là chăn nuôi, người dân phải đưa gia súc đi tìm đồng cỏ, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên coi thường tự nhiên, đẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên ( người phương Tây thành công trong lãnh vực này) nghiên về lãnh vực khoa học, coi trọng vai trò cá nhân. Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc đoán, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó, dẫn đến lối sống cạnh tranh nhau khốc liệt.
    3. Văn Hóa Từ Làng Đến Nước:
    Người Việt Nam luôn thiên về luật âm dương: từ “nước” cũng đủ đại diện rồi, Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau Làng, từ làng ra đến nước, có từ ghép là “làng nước” và được xử sự theo tục ngữ “sống ở làng sang ở nước. Xuất hiện thêm khái niệm “nhà nước”, dịch từ chữ “quốc gia” đây là một khái niệm khá tinh tế, giữa khái niệm “ nhà nước” của Trung Quốc xuất phát từ nền văn hóa coi trọng gia đình hơn gia tộc, còn khái niệm “ làng nước” của ta coi trọng gia tộc hơn gia đình.
    Con người Việt Nam sống trong tập thể nhỏ là làng, nhưng để chống ngoại xâm họ tập hợp nhau thành “nước” riêng với người Việt Nam “quốc gia” là sự linh thiêng mang tính tinh thần dân tộc của toàn dân. Khởi nguồn từ cuộc sống nông nghiệm chuyển đến ý thức tính cộng đồng: “người trong một nước phải thương nhau cùng” tính đồng nhất tạo nên cơ sở hàng loạt lãnh vực “ đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương, đồng bào, được liên kết trong truyện cỗ (sinh ra trong cùng một bọc trứng) tinh thần đoàn kết được sinh ra từ đó.
    4. Tổ Chức Đô Thị Trong Quan Hệ Với Quốc Gia:
    Xét về nguồn gốc, phần lớn đô thi do nhà nước sản sinh ra. Các đô thiị nhỏ ra đờikhác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân…
    Về chức năng, đô thị Việt Nam chức năng hành chánh là chủ yếu, đô thị có bổn phận quản lý và bộ phận làm kinh tế, có phát triển nhưng rất yếu ớt.
    Đô thị trong quan hệ nông thôn: do truyền thống nông nghiệp vững mạnh nhưng không được phép tự chuyển thành đô thị, nhưng lại thực hiện chức năng kinh tế của đô thị như, làng công thương, làng Bát Tràng, (Gia Lâm) làm đồ gốm. Làng Nhị Khê làm đồ tiện, Làng Phù Lưu, Đa Ngưu buôn thuốc bắc, Làng Bưởi làm giấy, Làng Báo Đáp buôn vải…Ở Việt Nam làng không trở nên đô thị được vì, mọi sinh hoạt vẫn trong tình trạng nông nghiệp thông thường, cả làng cùng làm một nghề, không có nhu cầu trao đổi hàng hóa, do khép kín, tự cung tự cấp nên vẫn không thể trở thành đô thị.
    5. Văn Hóa Tổ Chức Đời Sống Cá Nhân:
    Đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai của văn hóa cộng đồng, theo phong tục lâu đời, và trình độ hiểu biết còn thấp, việc tôn sùng tín ngưỡng do tự nghĩ lên tự giác, tín ngưỡng có thể trở thành tôn giáo. Ngoài ra để cho có cuộc sống tinh thần phong phú, con người có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (sân khấu, ca nhạc, hình khối, hội họa, điêu khắc...)
    Tín Ngưỡng Phồn Thực: Nhu cầu phát triển sự sống là điều thiết yếu của con người, theo sau là duy trì cuộc sống, cần có lương thực bảo đảm cho hai nhu cầu trên, đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại ( trời và đất, mẹ và cha)
    6. Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Tự Nhiên:
    Con người sống trong môi trường tự nhiên, xảy ra hai khả năng, những gì có lợi cho mình, thì hết sức tranh thủ tân dụng, nếu không có lợi ra sức ứng phó, trong đó ăn uống thuộc lãnh vực tự nhiên, còn vấn đề mặc lại thuộc lãnh vực ứng phó, mặc là để ứng phó cho thời tiết, khí hậu. Giữa ranh giới tận dụng và ứng phó không phải lúc nào cũng rạch ròi, để ứng phó với thời tiết, con người tận dụng chất liệu làm vải mặc, dựng nhà nơi có tốt nhất, để ứng phóvới khoảng cách con người tận dụng địa hình như giao thông đường thủy.
    Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp:
    để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một, nhưng cũng có những dân tộc coi chuyện ăn thuộc hàng thứ yếu. Riêng người Việt nam nông nghiệp thì rất thiết thực. Ăn rất quan trọng như “ có thực mới vực được đạo” nó quan trọng đến mức trời cũng không dám xâm phạm “ trời đánh còn tránh bữa ăn” mọi hoạt động đều lấy ăn làm đầu “ ăn uống, ăn mặc, ăn ở, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm… ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.
    Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt:
    Trong nghệ thuật ăn uống, được thể hiện trong cách chế biến đồ ăn, hầu hết được pha chế tổng hợp, rau, các loại gia vị, cá tôm, được so sánh với câu dí dỏm bằng hành ảnh “nấu canh suông ở trần mà nấu” tính tổng hợp thể hiện ngay trong cách ăn cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào nấu luộc kho, tính tổng hợp này được thể hiện qua việc ăn trầu. tính linh hoạt, được xử dụng qua đôi đũa, đó là động tác của con chim nhặt hạt, không thể dùng tay mà bốc cách tổng hợp cực kỳ linh hoạtnhư, gắp, và, xẻ, dằm, khoắng, trộn, vét, và nối cánh tay dài ra để gắp thức ăn ở xa, ( có cả triết lý đôi đũa của người Việt)
    7. Đạo Giáo Và Văn Hóa Việt Nam:
    Từ đạo gia đến đạo giáo, được thành hình trong phong trào nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỷ thứ II (scn) theo triết thuyết Lão Tử đề xướng và Trang Tử hoàn thiện ( học thuyết Lão Trang) đạo Lão là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên “ người bắt chước Đất, Đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên” nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiệu cụ thể của đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật , và vật nào sinh ra vật ấy và tồn tại trong vũ trụ là do đức, đức là cái hữu hình của đạo, nếu đạo là bản chất của vũ trụ thì đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ. Đạo theo Lão thấm nhuần tinh thần biện chứng của âm dương của triết lý nông nghiệp, và vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên rất hợp lý và công bằng.
    Trong khi Khổng tử đã kết hợp hai truyền thống nông nghiệp và du mục, nhưng dựa hoàn toàn theo truyền thống nông nghiệp phương Bắc dễ hiểu được mọi người ủng hộ.
    8. Văn Hóa Ứng Phó Với Môi Trường Xã Hội Tính Dung Hợp:
    Người Việt đặc trưng là nền nông nghiệp, sống trọng tình nghĩa, kém về đầu óc tổ chức, yếu về quân sự, nên ứng phó vời môi trường xã hội là tính hiếu hòa, trong lịch sử văn chương và nghệ thuật, không có loại tác phẩm anh hùng ca, ca ngợi về chiến tranh, người Việt coi trọng việc học văn hơn học võ, thời phong kiến không quan tâm đến thi võ hơn thi văn, và bất đắc dĩ phải chiến đấu để bảo vệ, chỉ mong giành lại cuộc sống yên bình, nên rất đọ lượng và không hiếu thắng như An Dương Vương đã mắc mưu gã con gái cho con trai tướng giặc.
    9. Tín Ngưỡng Việt Nam Thờ Trời:
    Trời trong lịch sử Việt Nam, như đã nói trên cũng như nhiều dân tộc khác, đã luôn tin trời và thờ trời, trong niềm tin của người dân trời là vị thần và họ đã thờ như thế. Thời Văn Lăng – Âu Lạc, các vua Hùng dựng nước cũng theo triết lý âm dương, trời được đồng hóa là cha, đất được coi là mẹ qua sự tích bánh giầy bánh chưng, và truyền ngôi cho người con nào hiếu kính tổ tiên, thì được làm vua, quên đi kía cạnh khả năng có điều binh kiển tướng được không? Từ đó có tục lệ truyền đến ngày tết, dân chúng phải làm bánh giầy, bánh chưng để cúng tổ tiên. Qua sự tích dưa hấu, khi bị đày ra đảo vợ An Tiêm than khóc, Tiêm cười bảo “ trời đã sinh ra ta, tất nuôi nỗi ta, sống chết bởi trời, ta đâu lo lắng.” bổng có con chim bạch trĩ từ phương tây bay lại thả sáu bảy hạt dưa bay đi tự nó mọc thành quả, An Tiêm kêu lên “đây không phải cái gì lạ, nhưng là trời cho để nuôi ta đó”
    Trời Trong Ngôn Ngữ:
    Chữ Trời có hai nghĩa:
    Trời theo vật lý: trời xanh phủ trên không (trời cao đất dày, trời quang mây tạnh…)
    Trời siêu nhiên: vị chủ tể muôn vật trong thế gian ( trời cho hơn lo làm, trời sinh voi sinh cỏ)
    Từ trời rất phong phú ý nghĩa. Nếu là một danh từ, trời có ba nghĩa:
    1. Khoảng không gian bao phủ trên không: trên trời có đám mây xanh, ở giữa mây trắng…
    2. Thiên nhiên thời tiết: trời bão, trời lụt,
    3. Vị thần sáng tạo muôn loài: trời sinh voi sinh cỏ, trời thưởng trời phạt.
    Nếu là một tính từ:trời có hai nghĩa:
    1. Hoang dại: vịt trời , cải trời.
    2. Một thời gian rất lâu: mười năm trời trôi qua.
    Nếu là một thán từ, trời có các nghĩa: thán từ - ẩn dụ ( trời ơi là trời, mày muốn làm trời làm đất ở đây sao?) lời mắng ( đồ trời đánh thánh vật )
    Người dân đã ghép ông vào từ trời: ông trời đây không phải là ngạo mạn, dám gọi trời là ông này ông nọ, đây biểu lộ sự chân tình như ông nội, ông ngoại, những lúc thắc mắc, ( bắc thang lên hỏi ông trời )
    Trời đồng nghĩa với một số các tôn giáo đem vào: Thiên của Nho giáo, Thượng Đế của Lão giáo, Đức Chúa Trời của Thiên Chúa giáo.
    Trời Trong Văn Học Dân Gian:
    Trong tục ngữ ca dao:
    Trời xanh xanh hay trời cao xanh, được biểu lộ lời hay ý đẹp của một dân tộc được thể hiện qua ca dao tục ngữ:
    Tạnh trời mây kéo về non,
    Hẹn cùng cây cỏ chớ còn trông mưa.
    Trời mưa cho lúa chín vàng,
    Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm.
    Đem thời bát sứ mâm son,
    Chớ đem mâm gỗ anh hờn không ăn.
    Ông trời gần gũi và bình đẳng với con người:
    Trời ơi trời ở chẳng cân,
    Người ăn chẳng hết người lần không ra
    Người thì mớ bảy mớ ba,
    Người thì áo rách như là áo tơi.
    Nói chung, qua tục ngữ ca dao, ai cũng nhận thấy ý niệm về “trời” của dân Việt rất phong phú về nội dung. Nó cắm rễ sâu trong tâm hồn, hòa tan trong huyết mạch và chan hòa trong sinh hoạt thường ngày.
    Trời Trong Văn Học Chữ Nôm:
    Trong kho tàng thơ Nôm, truyện Nôm, ý niêm truyền thống của dân tộc, chẳng hạn như cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu, chử trời trong truyện Kiều của Nguyễn Du tròi định đoạt mọi sự:
    Ngẫm hay muôn sự tại trời,
    Trời kia đã bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần,
    Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.
    Trong nhiều trường hợp, cảnh đời cũng có phần của trời cũng có phần của ta:
    Có trời mà cũng có ta ,
    Tu là cõi phúc, tình là dây oan.
    Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    Thiện căn ở tại lòng ta.
    Trời Trong Nho Giáo:
    Nho giáo hay Khổng giáo được truyền vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc do các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp. trời có nhiều danh hiệu, Đế, Thượng Đế, Hoàng Thiên, Hoàng Thượng, Thượng Thiên Thần Hậu…dân Trung Hoa không những đã tin trời, thờ trời, coi trời như cha, nhiều vau đã mệnh danh là Thiên Tử, con của Thượng Đế “ phàm là người ta ai cũng là con trời, thiên tử là con đầu là trưởng tử,” chính trời cai trị hướng dẫn dân. Kinh thi viết:
    Trời xanh dẫn dắt chúng dân,
    Như là tấu khúc nhạc huân, nhạc trì.
    Trời người đôi ngọc chương khuê,
    Bên cho bên lấy đề huề xiết bao.
    Tay cầm tay dắt khéo sao,
    Trời xanh dẫn dắt dân nào khó chi.
    ( bản dịch của Nguyễn Văn Thọ )
    Trời Trong Lão giáo:
    Lão giáo hay Đạo giáo là một triết thuyết Trung Hoa được Trang Tử hoàn thiện, được truyền vào Việt Nam cuối thế kỷ thứ II
    Ý niệm về trời theo Đào Duy Anh ( VN văn hóa sử tr 249- 250 )
    Trước Lão Tử người ta đều cho trời là có ý chí và củ thể, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc là buổi loạn lạc triền miên, người ta sinh lòng hoài nghi về trời, oán trách trời, Lão Tử đứng trước cảnh vỡ lở này, ông cũng có phản khái “ trời đất là bất nhân, xem vạn vật như đồ chó rơm” ông đã không tin trời cho nên đưa ra “Đạo” tác dụng của Đạo là “ đạo sinh một, sinh hai, sinh van vật” Đạo chỉ là tự nhiên, không có ý chí, cho nên ông nói rằng trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên. Hai chữ “tự nhiên” là không thừa nhận trời là chủ tể của muôn vật.
    Trời Trong Phật Giáo:
    Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ đầu công nguyên, đời Lý – Trần (1218 -1277 )
    Phật giáo nguyên thủy không có quan niệm trời. Phật chú trọng thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, là cội nguồn của thế gian, thế gian bởi cái “ nhân” cái “ duyên” sinh ra cái “quả” quả lại thành nhân và cứ thế sinh sinh hóa hóa. Đạo Phật chỉ nhân trong vũ trụ có sự biến hóa vô thường, không nhận có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật.
    Ý niệm về trời, chủ tể vạn vật không bao giờ được nhắc trong kinh điển nhà Phật. Đức Thích Ca không bao giiờ đề nghị với môn đệ một vị thần nào khác phải tôn thờ. Nhưng trong thơ của các thiền sư: Khánh Hỷ, Bảo Giác, Huyền Quan, Pháp Loa ít bàn về Tạo Hóa về Thượng Đế nhưng ca dao lại có:
    Nghiêng vai ngửa vái Phật Trời,
    Đang cơn hoạn nạn độ người trầm luân.
    Tại sao trong truyện Kiều lại kể vãi Giác Duyên và Tam Hợp viết:
    Sư rằng phúc họa đạo trời,
    Cội nguồn cũng ở tại lòng người mà ra.
    Có trời mà cũng có ta,
    Tu là cõi phúc tình là dây oan.
    Phật giáo Nam Tông chỉ thờ Ngài, phật giáo Bắc tông thờ nhiều Phật, trong đó có Đức Thích Ca Mâu Ni. Người Việt có tinh thần bao dung tôn giáo thấm nhuần thuyết Tam Giáo Đồng Nguyên, tin Trời, Tin Phật, TinThần Thánh, đó là tín ngưỡng tổng hợp, bình đẳng, có từ lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt nhờ trời, nhờ phật, ta thoáng thấy đặt trời trên phật.
    Trời Trong Thiên Chúa Giáo:
    Thiên Chúa giáo truyền vào Việt Nam vào thế kỷ 16 do các thừa sai người Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, ý niệm trời của các vị này là siêu việt.“Đức Chúa Trời” là một danh xưng hoàn hảo nhất, ngoài ra xưa kia còn gọi “Đức Chúa Dêu” đây hẳn là một phiên âm từ Deus hoặc Dieu cũng như Bụt phiên âm từ Buddha.phải chăng các vị thừa sai đầu tiên mới đến Việt Nam, chưa chính xác để giảng về Đức Chúa Trời nên buộc lòng phải phiên âm?
    Lại nữa, còn từ Đức Chúa Lời, Giời, là thổ ngữ ngoài Bắc. Giáo sĩ Đắc Lộ đã để lại nhiều thư và sách, đặc bieẹt trong phép giảng tám ngày, từ trời, được viết là Blời.
    Sách bổn của giáo phận Vinh:
    Hỏi: Đức Chúa Trời là Đấng nào?
    Thưa: Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời đất vô thủy vô chung…
    Đó là niềm tin huyền diệu bổ túc đầy đủ cho tín ngưỡng truyền thống về ông trời của dân tộc Việt Nam.
    Trời Trong Đạo Cao Đài:
    Đạo Cao Đài do người Việt Nam sáng lập tại miền nam bộ. ở miền đất mới này có nhiều đạo mới như đạo Hòa Hảo, Đạo Dừa, Đạo Nổi, Đạo Lành, Đạo Chuối, Đạo Nằm, Đạo Ngồi…
    Đạo Cao Đài có từ năm 1919 với ông Ngô Văn Chiêu và các nhóm tu của ông, ông tiếp xúc với Thượng Đế và các tiên thánh bằng việc cầu cơ, Thượng Đế và Tiên Thánh giáng bút chỉ dạy cho ông về giáo lývà tổ chức của đạo. Các bài giảng bút về sau hợp thành bộ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, đó là kinh sách chủ yếu của Đạo. Năm 1926 có nhiều nhóm họp nhau lại, 28 vị (ông Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang…)Xin chính quyền Pháp thành lập đạo tại Gò Kén, Tây Ninh.
    Đối tượng thờ đạo Cao Đài là Đấng Siêu Hình, cụ thể là Thiên Nhãn, con mắt trời, con mắt bên trái, mắt biểu tượng tâm linh, bên trái là dương, tượng trưng mắt trời, dò xét tất cả, tín đồ nhìn vào mắt trời chính là nhìn vào cõi tâm linh của mình, mắt được đặt trên một quả địa cầu, mầu xanh da trời. Theo thuyết âm dương có danh xưng là Tam Kỳ Phổ Độ.( thờ rất nhiều thần) Phật, Môsê, Khổng Tử, Lão Tử, Đức Giêsu, Ma-hô-mét…
    Nói chung Cao Đài đã xây dựng trên tinh thần tổng hợp dung hòa các tông giáo phương đông, phương tây và các truyền thống văn hóa. Nhờ đó đã phát triển nhanh chóng, Cao Đài là một danh hiệu mới của Đức Chúa Trời, tín hữu Cao Đài cũng thờ Đức Chúa Trời.
    Thờ Tổ Tiên:
    Một nhà, gồm cả người đang sống, lẫn người đã chết là những thành viên siêu nhiên. Ý thức mình một ngày nào đó cũng đi vào thế giới đó, và những người đã chết đó trở thành nhân vật linh thiêng có quyền phù hộ cho con cháu, có quyền phaph con cháu nếu không giữ trọn đạo làm người. Một nhà, một họ không khác gì một ngôi Đền, có sự liên hệ ttổ tiên người chết không vì thế mà bị cắt đứt, trái lại được tôn giáo thánh hóa. Sách xưa có viết “Tử giả vi thần” chết rồi thành thần, làm thần, trong xã hội dân ta thờ các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Đức Trần, nhiều vị thần khác. Việc phụng thờ tổ tiên, là hành vi tôn giáo phát xuất từ những tình cảm sâu xa, từ đáy lòng, từ tín ngưỡng nguyên sơ, từ lòng thành của người sống đối với người chết. từ đó ta hiểu câu nói:
    Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn,
    Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
    Người ta nguồn gốc ở đâu,
    Có cha có mẹ rồi sau có mình.
    Đạo thờ tổ tiên đã có từ thời cổ đại. Gia đình có trước làng xã, đối tượng thờ cúng là hồn tổ tiên, vì con người gồm có hồn và xác, nên người Việt rất trọng thi hài của ông bà, thờ cúng tổ tiên đối với người Việt là một đạo hiếu, đã và đang ảnh hưởng lớn trên nền luân lý dân tộc và vẫn tương quan mật thiết với các tôn giáo.
    Ngoài ra còn một niềm tin hồn tổ tiên, ngự trên bàn thờ tổ tiên, thường đi về thăm viếng con cháu ở cõi dương gian, vao những ngày giỗ, dịp tết nguyên đán, ngày 30 rước ông bà về, ngày mồng 3 tiển ông bà đi, xưa còn có tục chiêu hồn như trong truyện Kiều:
    Mai sau dù có bao giờ,
    Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
    Trông ra ngọn cỏ lá xanh,
    Thấy hiu hiu gió thì hay chi về.
    Hồn còn mang nặng lời thề,
    Nát thân bồ liễu, đến nghì trúc mai.
    Trong đạo hiếu dạy con cháu thờ cúng tổ tiên, phải chu toàn với người đã chết, đó là bổn phận thiêng liêng, bổn phận báo đáp công ơn sinh thành sau này thành bổn phận của một số thành viên trong gia đình, nhất là người con trai trưởng, có nghĩa vụ và bổn phận đạo hiếu với người quá cố, được diễn tả qua phụng tự nhất là trong các nghi lễ cho người quá cố, an táng, nhập quan, khâm niệm, phát dẫn…
    Trong gia đình người Việt Nam ngày xưa, có một chương trình học dạy về những quy tắc nghĩa vụ con cái đối với cha mẹ “ thập nhị tứ hiếu, gia huấn ca” nói chung là đạo làm người.





    ThanhXuanGiesu




Về Đầu Trang Go down
 

Văn Hóa Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: 
SỐNG ĐẸP
-
free counters