Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo Sudieptutroi

 

 Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HeoCon1103
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
HeoCon1103

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 333
Điểm NHIỆT TÌNH : 935
Ngày tham gia : 12/02/2011
Đến từ : GIA KIỆM
Job/hobbies : đọc sách và vẽ tranh

Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo Vide
Bài gửiTiêu đề: Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo   Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo EmptySun Jul 17, 2011 6:24 pm




    Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo 1310830042
    ASSISE:TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ DẤN THÂN CỦA CÁC TÔN GIÁO, NHẤT LÀ CHO SỰ SỐNG
    Chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của các vị đại diện tôn giáo lớn sắp tới ở Assise ngày 27/10/2011, ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng trưởng Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình, đã gợi lên trong nhật báo Osservatore Romano tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo cho công lý và hòa bình
    Hai mươi lăm năm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Đức Gioan-Phaolô II, ĐHY nhắc lại rằng cuộc đối thoại giữa các tôn giáo phải ngang qua « một cuộc đối thoại chân thành, trong sự tôn trọng trọn vẹn các sự khác biệt và đa dạng của các truyền thống ». Các tôn giáo khác nhau được mời gọi « biến đổi các não trạng và các cơ cấu », nhất là liên quan đến « quyền sống » mà nếu không có nó thì « không thể hưởng được những quyền khác ».
    « Nói đến sự dấn thân của các cộng đồng tôn giáo cho công lý và hòa bình có nghĩa là gợi lên sự cộng tác của họ vì công ích của xã hội, trong khuôn khổ đối thoại của họ », ĐHY Turkson khẳng định
    ĐHy giải thích : « Các nền văn hóa và các tôn giáo trên thế giới hết thảy đều có một di sản các giá trị và sự phong phú tinh thần để chia sẻ cho nhau, và có thể được xem như là một sự chuẩn bị cho Chúa Kitô. Các truyền thống tinh thần và luân lý này như thế có thể cho phép một cuộc đối thoại phong nhiêu bén rễ sâu trên một nền chung. » « Chính trên nền chung này mà một cuộc đối thoại chân thành, trong sự tôn trọng trọn vẹn các sự khác biệt và đa dạng của các truyền thống có thể được khai triển
    « Mọi cộng đồng tôn giáo đều được mời gọi vun trồng cuộc đối thoại với các tôn giáo khác, mở ra cho việc lắng nghe để có thể cùng nhau đồng hành trong hòa bình và mang lại những gì mà mỗi cộng đồng sở hữu tốt nhất để xây dựng một thế giới công bằng và liên đới hơn ». « Cho dầu không thể luôn luôn bắt đầu một cuộc đối thoại trên bình diện thần học hay giáo thuyết, nhưng còn có những con đường khác đáng được đào sâu », và cách đặc biệt con đường đối thoại « trên bình diện sự sống và các công việc
    « Cuộc đối thoại đòi hỏi các bên đối thoại đón tiếp nhau và chấp nhận nhau trong tính đặc thù của họ, với sự phong phú và yếu kém của họ ». « Đó là con đường chủ đạo của việc đối thoại và của việc hợp tác để phục vụ công ích : tôn trọng tha nhân mà không coi thường căn tính của mình nhưng tìm cách hiểu người khác
    Đấu tranh chống lại các cơ cấu tội lỗi
    Các tín đồ của các tôn giáo khác nhau được mời gọi « hiệp nhất sức mạnh của mình để củng cố sự liên đới và tình huynh đệ giữa các dân tộc, đặc biệt đấu tranh chống lại những nguyên nhân của sự bất công và ra sức biến đổi các não trạng và các cơ cấu mà, bất hạnh thay, thường cưu mang tội lỗi
    ]Trong bối cảnh này, « quyền sống đáng được chú ý đặc biệt bởi vì không có quyền này, thì không thể hưởng được các quyền khác ». Nói về quyền sống « có nghĩa là đồng thời gợi lên nơi chốn mà nó sinh ra và lớn lên, tức là gia đinh, một thể chế mà ngày nay đang bị tấn công ». Không bao giờ người ta có thể đặt lại vấn đề « quyền của con người xây dựng một gia đình phù hợp với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, tức là có con cái, giáo dục chúng theo những xác tín tôn giáo riêng của mình
    Tiếp đến, ĐHY mời gọi tránh một số cái bẫy để « việc hợp tác của các cộng đồng tôn giáo vào việc phục vụ công lý và hòa bình được có kết quả
    Cái bẫy đầu tiên là dụng cụ hóa tôn giáo. Thông thường, cái bẫy này là một hệ quả của não trạng cuồng tín và duy chính thống cực đoan tìm cách áp đặt xác tín của mình cho người khác bằng sức mạnh và bạo lực ». « Bạo lực nhân danh Thiên Chúa dễ dàng tìm thấy cội rễ của nó trong một bối cảnh mù quáng tôn giáo. Một hình thức bạo lực đặc biệt đáng quan ngại là hiện tượng khủng bố
    Vả lại, có những hình thức bạo lực xảo trá khác là một đe dọa nghiêm trọng cho sự sống và tương lai nhân loại », ĐHY tuyên bố. « Chỉ cần nghĩ đến bạo lực chống lại quyền sống đang được truyền bá và khuyến khích bởi một não trạng chống lại việc sinh sản xuyên qua nhiều con đường, cũng đủ : ngừa thai, phá thai, các luật pháp ngược lại với việc sinh sản, những việc tuyệt sản được khuyến khích nơi nhiều nước nghèo bởi một số tổ chức phi chính phủ, cưỡng bức kiểm soát sinh sản, chết êm dịu
    Do đó, thật quan trọng việc « các cộng đồng tôn giáo – nhân danh Thiên Chúa là nguồn mạch, tác giả và là cùng đích tối hậu của sự sống – hiệp nhất các nỗ lực của mình để tố giác não trạng này trên mọi cấp độ và để dấn thân trong việc thăng tiến và bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên ». « Tương lai của nhân loại chúng ta đang nhập cuộc


    Tác giả Tý Linh



    HeoCon1103




Về Đầu Trang Go down
 

Tầm quan trọng của sự dấn thân của các tôn giáo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: »-(¯`v´¯)-» ENGLISH CLUB »-(¯`v´¯)-» :: HỘP THƯ-
free counters