Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt Sudieptutroi

 

 Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Paul
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Paul

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 320
Điểm NHIỆT TÌNH : 491
Ngày tham gia : 15/01/2010
Đến từ : HCMC
Job/hobbies : IT
Tâm trang : Fun

Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt Vide
Bài gửiTiêu đề: Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt   Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt EmptyFri Feb 17, 2012 7:19 pm




    Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur!

    Người phụ trách: Trần Mỹ Duyệt

      Hỏi:

      Tôi hỏi câu hỏi này này ai hiểu sao thì hiểu? Và ai nói gì tôi cũng chịu. Thật sự tôi cảm thấy “hơi” hối hận vì lấy nhầm “ma soeur”.

      Nàng hiền lành, đạo đức, và rất hăng say các công tác bác ái, tông đồ. Hội đoàn nào nàng cũng có mặt. Hoạt động bác ái nào nàng cũng hăng say đóng góp. Chỉ tiếc một điều, là nàng lạnh lùng với tôi, và tôi phải năn nỉ lắm thì nàng mới “thí cô hồn” cho tôi mỗi tháng một lần. Đã thế, những lúc như vậy nàng nằm thẳng đơ như xác chết, mặc tôi muốn làm thì thì làm. Mấy lần tôi hỏi nàng, thì nàng trả lời một cách hết sức đạo đức: “Em nhắm mắt lại để đọc kinh”. Chúa ơi! Có phải tôi lấy nhầm ma soeur không? Sao nàng không đi tu mà lấy tôi làm gì cho khổ cả hai đứa? Xin hỏi phải làm sao bây giờ? Tôi còn trẻ mà!

      Cám ơn

      Lấy nhầm ma soeur

      Trả lời:

      Đúng vậy, trường hợp này nếu không phải là ma souer thì cũng “lãnh cảm”. Để ma soeur hiểu sơ về một số nguyên tắc và ảnh hưởng của tâm sinh lý trong đời sống hôn nhân như thế nào, sau đây là một vài khảo cứu nên cho ma soeur đọc để biết:

      - Theo phân tâm học, sinh lý dưới cái nhìn của tâm lý và tâm sinh lý là một nhu cầu cần được thỏa mãn thỏa đáng. Những dồn nén sinh lý không những tạo sự thiêu đốt và khơi lên lòng dục vọng ham muốn ngoài hôn nhân như Thánh Phaolô đã nói, mà nó còn tạo nên những căn bệnh cả thể xác lẫn tâm lý. Theo Freud, nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới thì sự dồn nén sinh lý có thể đem đến tâm bệnh. Những căn bệnh như nhức đầu, căng thẳng, bực tức, thiếu tự tin, cao máu, tăng áp huyết, lở loét dạ dầy, và đau tim cũng là những triệu chứng của sự dồn nén về sinh lý.

        - Nhu cầu sinh lý theo tuổi được tính nhau sau:

        - Khoảng 20-30 tuổi: Nam mạnh hơn nữ.

        - Khoảng 30-40 tuổi: Nam và nữ ngang nhau.

        - Khoảng 40-50 tuổi: Nữ mạnh và đòi hỏi nhiều hơn nam.

        - Khoảng 50-trở đi: Nam nữ đều giảm dần và ngang nhau.

        - Bao nhiêu thì vừa? Cha ông mình thì dậy rằng: “Ðêm bẩy, ngày ba. Vào ra không kể.”Còn các nhà khảo cứu thì cho biết:




      * Ở Hoa Kỳ, trung bình người ta làm tình từ 1 tới 3 lần một tuần. Một cách chi tiết hơn:

        - Từ 25 đến 40 tuổi: 2 đến 3 lần một tuần.

        - Từ 41 đến 50 tuổi: 1 lần một tuần.




      * Theo Khảo cứu Kinsey năm 1948 và năm 1953:

        - Từ 16 đến 25 tuổi: 2.45 lần một tuần.

        - Từ 26 đến 35 tuổi: 1.95 lần một tuần.

        - Từ 36 đến 45 tuổi: 1.40 lần một tuần.

        - Từ 46 đến 55 tuổi: 0.85 lần một tuần.

        - Từ 55 đến 60 tuổi: 0.50 lần một tuần.



      * Theo Khảo cứu Morton Hunt năm 1974:

        - Từ 18 đến 24 tuổi: 3.25 lần một tuần.

        - Từ 25 đến 34 tuổi: 2.55 lần một tuần.

        - Từ 35 đến 44 tuổi: 2 lần một tuần.

        - Từ 45 đến 54 tuổi: 1 lần một tuần.

        - Từ 55 tuổi trở lên: 1 lần một tuần.

      Còn về chuyện “làm việc ấy” mà nhắm mắt đọc kinh thì bảo ma soeur đọc kỹ những dòng sau của Diễm Tình Ca:

      10 Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới,

      ân ái của em dịu ngọt dường nào,

      ân ái của em nồng nàn biết mấy, nồng nàn hơn cả rượu !

      Em ngan ngát hương thơm, hơn muôn loài phương thảo.

      11 Người yêu sắp cưới của anh ơi, môi em tươm mật ngọt,

      lưỡi em chan chứa mật ngọt sữa ngon.

      Áo em toả hương thơm ngào ngạt tựa hương núi Li-băng. (Diễm ca 4:10-11)

      thân chà là, mình sẽ trèo lên,

      trái thơm ngon, mình sẽ tận hưởng.

      Ước chi bộ ngực em là chùm nho chín mọng,

      hơi thở em thoang thoảng mùi táo thơm,

      10 và miệng em phảng phất men rượu nồng

      Rượu nồng thoả mãn người tôi yêu,

      êm êm chảy tới tìm đôi môi thiếp ngủ. (Diễm ca 7:9-10)

      em sẽ mời anh uống rượu thơm hảo hạng,

      uống nước thạch lựu vườn nhà em.

      3 Chàng đưa tay trái cho tôi gối đầu,

      đưa tay phải ghì chặt lấy tôi. (Diễm ca 8:2-3)



      Nếu ma soeur chưa chịu nữa, thì bảo nàng đọc tiếp những lời Thánh Phaolô đã viết cho dân Côrintô:

      “Chồng hãy làm tròn bổn phận đối với vợ, chồng không có quyền trên thân xác mình, nhưng là vợ” (1 Côrintô 7: 3,4).

      “Vợ không có quyền trên thân xác mình, nhưng là chồng” (1 Côrintô 7:3,4).

      “Vợ chồng đừng từ chối nhau, trừ phi hai người đồng ý sống như vậy trong một thời gian, để chuyên lo cầu nguyện ; rồi hai người lại ăn ở với nhau, kẻo vì hai người không tiết dục nổi mà Xa-tan lợi dụng để cám dỗ” (1 Côrintô 7:5).

      Vừa vui vẻ, vừa khỏe mạnh thân xác, tâm thần mà cũng vừa thánh thiện nữa mà không muốn thì đúng là nên đi tu làm ma soeur cho khỏi làm khổ người ta. Nói nhỏ ma soeur nghe, nếu muốn mất chồng sớm thì cứ việc nhắm mắt mà đọc kinh đi!

      Mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org mục Hỏi Đáp để tham khảo thêm các câu hỏi khác.

      Con tôi cứ dọa gọi cảnh sát

      Con tôi năm nay vừa được 15 tuổi. Từ trước tới giờ nó ngoan ngoãn, nhưng không biết sao mấy tháng nay nó trở chứng hay cãi trả, ngang bướng. Làm gì không vừa ý, nó vào phòng khóa cửa lại và dọa gọi cảnh sát. Thêm cái tội là mẹ nó hễ hở ra là bênh nó chằm chằm. Vì nó là đứa đầu và còn hai em nữa, tôi sợ việc làm của nó sẽ ảnh hưởng xấu đến các em nó về sau. Vậy xin hỏi chúng tôi phải làm gì?

      Ông bố nhà quê

      Đáp:

      Chúc mừng ông bố nhà quê đã có 15 năm hạnh phúc và thoải mái với cậu cả. Bây giờ thì cũng là lúc phải “chia sẻ” với các ông cha bà mẹ khác một chút. Qua câu hỏi, người phụ trách cũng đã “ngửi” được cái lỗi của bà nhà. Việt Nam mình có câu: “Con hư tại mẹ!”. Có con thì ai mà không thương, không chiều, nhưng thương và chiều không đúng cách là làm hại con, đặc biệt khi cậu cả bắt đầu chuyển hướng qua thời gian hậu dậy thì. Cái tuổi mà một em nhỏ có khả năng lý luận và tranh cãi như một người lớn. Vậy có ít nhất hai chuyện mà ông bố nhà quên nên làm:

      - Chịu khó năn nỉ “bà mẹ quê” là có thương, có bênh con thì đường lộ liễu hoặc bênh con trước mặt bố nó. Làm như vậy thì nó sẽ rất dễ coi thường bố nó. Nguyên tắc đầu tiên và cần thiết nhất là để giáo dục con cái thì sự đồng thuận giữa bố mẹ là việc tối quan trọng. “Ông chẳng, bà chuộc” thì chỉ làm cho con cái có đà mà lên nước thôi.

      - Tiếp đến, ông bố nhà quê cũng đừng quá sợ hãi cậu cả gọi cảnh sát. Bao lâu cậu cả dưới 18 tuổi, thì bấy lâu cậu phải vâng lời cha mẹ và luật lệ trong gia đình. Bố mẹ trong trường hợp này không những có bổn phận mà còn có trách nhiệm phải giáo dục và hướng dẫn con cái nữa. Cứ bảo cậu cả “thoải mái” gọi cảnh sát. Cảnh sát sẽ không làm gì nếu như con cái chỉ vì cãi trả, bất tuân luật lệ gia đình mà gọi. Nói nhỏ đừng để cậu cả nghe nha: Cậu đang nắn gân cốt ông bố nhà quê đấy. Do đó, vợ chồng nhà quê, nhất là ông bố nhà quê tuy phải rất bình tĩnh đừng để những lời nói và hành động của cậu cả làm mình “tức điên lên”, rồi nổi nóng chửi rủa, đánh đập thì lúc đó sẽ gặp phiền phức với sở cảnh sát.

      Tuy niên, nước có phép nước, làng có lệ làng. Con cái đi đâu phải xin phép, thưa trình. Nói năng phải lễ độ và lịch sự. Đành rằng cha mẹ nên phải nhẹ nhàng, tế nhị, thân mật và lắng nghe con cái ở tuổi này, nhưng con vẫn là con, và bố vẫn là bố không thể “cá đối bằng đầu” được. Về điều này nhì ông bố nhà quê cũng nên nói cho “chị vợ nhà quê” biết như vậy, đừng tạo cơ hội để con cái lấn lướt và coi thường bố mẹ.

      Xin mách nước, để đỡ “nhà quê” thì vợ chồng nhà quê nên tham dự một Khóa Nazareth, và sau đó sinh hoạt với Gia Đình Nazareth . Bảo đảm không hết quê không tinh tiền.


      Nguyên tắc căn bản nhất của giáo dục là gì?

      Người phụ trách: Trần Mỹ Duyệt

      Hỏi:

      Vợ em mới có bầu lần thứ nhất, em vui mừng vì sắp được làm cha. Nhưng một điều làm em thấy rất khó là giữa hai vợ chồng không có cùng một quan niệm về giáo dục. Bà xã em thì muốn con em phải được lớn lên và giáo dục như vầy, như vầy theo sách vở. Bà xã em rất hãnh diện về cái mảnh bằng Cao Học Kinh Doanh của bả, và tự cho mình là biết nhiều về giáo dục. Còn em thì ngược lại, em quan niệm cái nguyên tắc giáo dục chính là vợ chồng phải thương nhau và làm gương cho con nhưng bà xã em không chịu. Tóm lại, vợ chồng em tuy không dám tự nhận là trí thức, nhưng cũng có bằng cấp đại học Mỹ, có lẽ vì vậy mà chúng em cứ lục đục nhau hoài. Xin cho chúng em biết nguyên tắc quan trọng nhất và căn bản nhất của giáo dục là gì? Tại sao?

      Xin cám ơn,

      Bó tay


      Đáp:

      Bó tay thân mến. Nếu người ta đã có Cao Học và “biết nhiều về giáo dục”, thì kể ra cũng khó cho “bó tay” thật.

      Một người có bằng cấp cao vẫn chưa phải là một người cha hay người mẹ tốt và biết cách giáo dục. Cha ông mình ngày xưa không có bằng Cao Học hay Tiến Sĩ nhưng đã giáo dục con cái rất hay. Các cụ nói: “Phúc đức tại mẫu”. Hay “cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Bó tay đúng. Cái quan trọng nhất của cha mẹ là làm thế nào giáo dục con cái “nên người”. Nên người bằng chính sự thương yêu, trung th ành của bố mẹ, và bằng chính những gương sáng của bố mẹ. “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Nên nhớ điều này, nên người khác với nên ông hay bà bác sĩ, luật sĩ, nha sĩ, tiến sĩ hay bất cứ cái gì sĩ. Nhiều người làm đến đủ mọi thứ sĩ, nhưng vẫn bị thiên hạ khinh bỉ, coi thường vì đã không “nên người”. Vậy:

      Thứ nhất: Nguyên tắc quan trọng nhất và căn bản nhất của giáo dục là “Bố mẹ phải có một quan điểm đồng nhất với nhau về giáo dục.”

      Thứ hai: Nguyên tắc quan trọng nhất và căn bản nhất của giáo dục là “Bố mẹ phải có một quan điểm đồng nhất với nhau về giáo dục.”

      Thứ ba: Nguyên tắc quan trọng nhất và căn bản nhất của giáo dục là “Bố mẹ phải có một quan điểm đồng nhất với nhau về giáo dục.”

      Nếu bó tay và bà xã có hỏi đến trăm lần nguyên tắc quan trọng nhất và căn bản nhất của giáo dục là gì thì người phụ trách cũng vẩn trả lời: “bố mẹ phải có một quan điểm đồng nhất với nhau về giáo dục.”

      Chúc bó tay và bà xã biết ngồi lại với nhau, chia sẻ với nhau về kiến thức và hiểu biết của mình để sớm có một sự đồng thuận với nhau trước khi em bé chào đời. Người có cao học ít nhất cũng phải hiểu hai chữ “đồng nhất” trong trường hợp này.

      Xin mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org mục Hỏi Đáp để tham khảo nhiều câu hỏi giá trị.





      TIN HAY KHÔNG TIN?!

      Trần Mỹ Duyệt

      Một triết gia nào đó đã nói một câu mà theo tôi rất ý nghĩa, nhưng hơi tiếc là tôi đã quên tên của vị này. Đại khái ông phát biểu như sau: “Tôn giáo là một cái gì nhảm nhí. Nhưng lại không ai có thể chối bỏ được cái nhảm nhí đó.”

      Thật ra, tôn giáo không phải là một điều gì nhảm nhí. Nó chỉ nhảm nhí đối với những người có tư tưởng và suy nghĩ nhảm nhí về tôn giáo mà thôi. Còn lại không ai có thể chối bỏ được tôn giáo là một sự thật hiển nhiên. Lịch sử nhân loại cũng có thể nói là lịch sử của tôn giáo. Trong tất cả mọi nền văn minh nhân loại đều có bóng dáng tôn giáo. Người ta dù có dùng sức mạnh của quyền hành, của bạo lực, của đàn áp dã man, của tù đày, của chết chóc cũng không loại bỏ được tôn giáo. Trước đây Fre-drich Wil-helm Nietzche (1844-1900) đã cấp giấy khai tử cho Thượng Đế khi ông tuyên bố: “Thượng Đế đã chết”, nhưng chính ông đã chết, còn Thượng Đế đến nay vẫn sống và vẫn còn hiện hữu.

      Thật ra Thượng Đế luôn hiện hữu và sống quanh ta, dù ta chấp nhận hay từ chối sự hiện hữu của Ngài. Chỉ cần nhìn vào công trình sáng tạo và điều hành vũ trụ của Ngài đã đủ để thấy Ngài cũng như hành động của Ngài như thế nào trên mọi tạo vật. Thí dụ, ngay khi ta đang hân hoan đón mừng Xuân mới. Ta không thấy “mùa xuân” nhưng ta biết là mùa xuân đã về khi nhìn vào sự thay đổi của vạn vật, của vũ trụ: Cảnh vật đổi mới, trăm hoa đua nở, ong bướn rộn ràng, chim ca hót líu lo, khí trời mát mẻ, và lòng người cũng cảm thấy thơi thới hân hoan. Người người chúc nhau trăm điều tốt đẹp, và hiển nhiên những điều tốt lành ấy không thể đến từ ngẫu nhiên hay tình cờ. Người có niềm tin thì bảo đó là do Thượng Đế, Thiên Chúa, Ông Trời, hay Tạo Hóa, và mùa xuân chính là công trình sáng tạo của Ngài.

      Nhưng một câu hỏi mà có lẽ nhiều người vẫn thường tự hỏi, hoặc nghe hỏi, đó là liệu những điều không thiện hảo, những sự dữ và bất hạnh, tối tăm, giá buốt, nghèo khổ, bệnh tật và chết thì sao? Phải chăng những cái đó cũng đến từ Thiên Chúa? Rõ ràng nhất những sự việc thường xảy ra quanh ta mà ta không thể nào có thể qui hướng về Thiên Chúa được một khi công nhận Ngài là Thiên Chúa, là Thượng Đế toàn năng và nhân từ. Thí dụ, tại sao người này người khác phải khổ, phải đau ốm mà cầu xin mãi không khỏi? Tại sao đã có kẻ đói khổ mà còn có kẻ giầu sụ? Tại sao có người suốt đời làm lành, làm phước mà không được Trời đãi ngộ; ngược lại, có những kẻ suốt đời làm việc gian ác, xấu xa mà lại hưởng vinh hoa phú quí, được mọi người tung hô vạn tuế?

      Chuyện kể về một mẩu đối thoại rất hay và đầy ý nghĩa giữa vị giáo sư triết vô thần và một sinh viên khoa học hữu thần. Câu truyện cũng xoay quanh chủ đề tin hay không tin với lối giải thích dựa vào những dẫn chứng khoa học có tính cách thuyết phục rất cao.

      Trước hết người sinh viên này phải đối diện với câu hỏi mà vị giáo sư dựa vào lý luận của giác quan như nghe, thấy, nếm, ngửi, sờ, mó. Ông hỏi các sinh viên của ông:

      - Có ai đã được nghe, thấy, nếm, ngửi, sờ, mó Chúa Gisêsu chưa mà lại tin như vậy?



      Để trả lời, người sinh viên đã quay sang các bạn cùng lớp và cũng nêu lên câu hỏi:

      - Ai trong các bạn có bao giờ thấy được bộ óc của giáo sư? Có nghe được bộ óc của giáo sư? Hay là cảm giác được bộ óc của giáo sư chưa?

      Rồi sinh viên này tự kết luận:

      - Chắc hẳn là không ai cả. Vậy theo luật khảo cứu và chứng minh của khoa học, giáo sư không có bộ óc. Và nếu dựa vào những dẫn chứng khoa học để xác nhận rằng vị giáo sư của chúng ta không có bộ óc thì làm sao chúng ta có thể tin cậy được những điều mà ông đang thuyết giảng đây?”

      Tiếp theo, sinh viên này đã dùng kiến thức khoa học của mình để phân tích và trả lời câu hỏi về định luật hàn và nhiệt.

      - Có nhiều thứ nhiệt, đa nhiệt lượng, siêu nhiệt lượng, đại nhiệt lượng, tiểu nhiệt lượng, vô tận nhiệt lượng, vô nhiệt lượng, nhưng không có thứ gì gọi là “hàn lượng”. Ta có thể đưa hàn độ xuống 458 độ F dưới zero. Mỗi cơ thể hay vật thể chỉ nghiên cứu được khi truyền năng lượng, và nhiệt là thứ đã làm cho cơ thể hay vật thể có thể truyền năng lượng. Độ không tuyệt đối (-458F) là sự hoàn toàn vắng mặt của cái gọi là “nhiệt”. Như vậy hàn, sức lạnh chỉ là chữ dùng để nói lên sự thiếu vắng của nhiệt mà thôi. Ta không thể đo hàn độ. Nhiệt độ có thể được đo bằng các đơn vị của hàn-thử-biểu. Hàn thì không phải là đối nghịch với nhiệt, mà nó chỉ là sự vắng mặt của nhiệt.

      Còn phân biệt giữa ánh sáng và tối tăm?

      - Thật ra tối tăm không phải là điều hay sự gì cả. Nó chính là sự vắng mặt của điều gì đó. Ta có ánh sáng thấp, ánh sánh bình thường, ánh sáng rực rỡ, ánh sáng chớp nhoáng, nhưng nếu liên tục mà không có ánh sáng, thì gọi đó là bóng tối? Đó là cái nghĩa dùng để định nghĩa cho cái từ đó. Trong thực tế, bóng tối không có hiện hữu. Nếu nó hiện hữu thì ta đã làm cho bóng tối càng tối hơn.

      Và sự khác biệt giữa sống và chết. Đã sống rồi tại sao còn có chết? Chỉ là dựa trên luật đối tính. Nhưng sinh viên này không dừng lại ở sống và chết theo lý luận đối tính, mà vươn cao hơn để minh chứng niềm tin của mình.

      - Không thể có một Thiên Chúa xấu và một Thiên Chúa tốt. Nhận định như vậy có khác chi coi Thiên Chúa là một cái gì hữu hạn có thể đo lường được. Thí dụ, khoa học dùng điện lực và từ trường, nhưng có bao giờ thấy nó đâu, chứ đừng nói đến chuyện hiểu thấu được chúng một cách hoàn toàn. Nhìn Sự Chết như là đối nghịch với Sự Sống là ta không hiểu biết đến sự kiện là tự trong bản chất Sự Chết không hề hiện hữu. Chết không phải là điều gì đối nghịch với Sống, mà chính là sự vắng mặt của Sự Sống.

      Thế còn người bởi khỉ mà ra anh nghĩ sao?

      -Thật ra, không một ai đã từng quan sát tiến trình của sự tiến hóa thực sự diễn ra hay không, và cũng lại càng không chứng minh được cái tiến trình này là một điều gì đang cố gắng hình thành.

      Còn làm thế nào để giải thích sự khác biệt giữ thiện và ác? Điều ác không hiện hữu, hay ít nhất là nó không hiện hữu trong tự thân. Vẫn theo sinh viên này:

      - Điều ác chỉ giản dị là Sự Vắng Bóng của Đức Chúa Trời. Là sự vắng mặt của Thượng Đế. Cũng giống như bóng tối, sự lạnh lẽo, chỉ là những từ ngữ người ta đặt ra để diễn tả sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không tạo ra điều ác. Điều ác chỉ là hậu quả xảy ra, khi con người không có tình yêu của Chúa trong trái tim họ. Nó giống như sự lạnh lẽo chỉ đến khi không có sự hiện diện của sức nóng, và bóng tối chỉ đến khi nào không có ánh sáng.

      Người sinh viên ấy có lý khi đưa ra kết luận rằng đức tin hiện hữu cùng với sự sống. Và sinh sinh viên đó chính là cha đẻ thuyết Tương Đối sau này, Albert Einstein (1879-1955). Đúng như nhà toán học, vật lý học và triết học người Pháp, Blaise Pascal (1623-1662) đã nói: “Khoa học nông cạn làm ta xa Chúa. Khoa học tinh thông làm cho ta gần Chúa.”


      Ghi chú:

      Mẩu đối giữa người sinh viên và giáo sư được trích dẫn và hiệu đính từ tác phẩm “Câu chuyện Khoa Học về cha đẻ thuyết Tương Đối” do TG chuyển ngữ đã được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang nhà điện tử. Tác giả xin chân thành cám ơn dịch giả TG.



    Paul




Về Đầu Trang Go down
 

Chúa ơi! Con lấy nhầm ma soeur! - Trần Mỹ Duyệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: 
SỐNG ĐẸP
-
free counters