Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Con yêu dấu – hay con loại suy? Sudieptutroi

 

 Con yêu dấu – hay con loại suy?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Kathy
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Kathy

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 340
Điểm NHIỆT TÌNH : 607
Ngày tham gia : 20/09/2009
Đến từ : England
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Lonely

Con yêu dấu – hay con loại suy? Vide
Bài gửiTiêu đề: Con yêu dấu – hay con loại suy?   Con yêu dấu – hay con loại suy? EmptySun Mar 04, 2012 11:14 am





    Con yêu dấu – hay con loại suy?
    Lung Linh

      Khi chia sẻ về đoạn Kinh Thánh Chúa Giêsu biến hình, chúng ta thường chú trọng và tôn vinh danh hiệu cao cả “Con yêu dấu” của Đức Giêsu lên tới 9 tầng mây…
      Có người còn khẳng định:
      - Chỉ có Chúa Giêsu mới được sinh ra;
      - Còn chúng ta chỉ là loài thụ tạo.
      Thực là lầm to, chính Kinh thánh khẳng định rõ ràng trên giấy trắng mực đen:
      Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông,
      nhưng do bởi Thiên Chúa
      . ((Ga 1:13)

      Có người còn tin sái cổ:
      - Chỉ có Chúa Giêsu mới là Con duy nhất;
      - Chúng ta là nghĩa tử - một thứ con nuôi.
      Ủa lạ thật, vậy cha của chúng ta là ai?? Người cha ấy hoặc là nuôi không nổi hoặc là vất ra đường , may sao được Chúa luợm về cho làm con nuôi???!!!
      Có người còn lập luận sau khi học một mớ thần học:
      - Chỉ có Chúa Giêsu mới là Con yêu dấu – “Con” viết hoa - để biểu lộ sự Kính trọng, tôn vinh.
      - Còn chúng ta chỉ là “con loại suy” theo thần học, “con ảo” –“không thật”.
      Có lẽ các nhà thần học đựa vào câu Kinh Thánh:
      Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả ; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,
      chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.
      tuyên bố rằng chúng ta chỉ là con loại suy vì chỉ mình Đức Giêsu mới là con duy nhất của Ngài còn tất cả chúng ta (Ga1:18)

      Để quả quyết rằng chỉ có Đức Giêsu mới là con yêu dấu còn chúng ta nhờ vào công nghiệp của Đức Giêsu mới được thơm lây.
      Vì thế, cuối cùng chúng ta chỉ là con loại suy, chứ không phải con thực sự Các nhà thần học này có lẽ đã giả vờ quên cảm nghiệm của Gioan trong thơ thứ nhất: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào : Người yêu đến nỗi
      cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
      -mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. (1Ga 3:1)


      Có người lại còn tin chắc rằng như 2 lần 5 là 10.
      - Chỉ có Chúa Giêsu mới là Con yêu dấu – đẹp lòng Cha mọi đàng.
      - Còn chúng ta toàn là “con hoang đàng” hư hỏng, yếu hèn, tội lỗi…xấu xa, gớm ghiếc.
      Họ quên rằng thánh Gioan cũng đã chia sẻ một kinh nghiệm ngọt ngào như sau:
      Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa ; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga 3: 2)
      Chúng ta thấy đó:
      hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa Từ niềm tin mình lả con Thiên Chúa, chúng ta tập sống theo tâm tình của Phaolô:
      Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Ga 2:20) Thì chắc chắn một ngày đẹp trời nào đó, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện sống động của Đức Giêsu trong lòng mình. Đó chính là lúc: Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện,Và chúng ta hoan hỉ chia sẻ với anh em khác chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.
      Tóm lại, muốn cảm nhận mình cũng là Con Yêu Dấu của Chúa
      việc đầu tiên chúng ta phải dẹp bỏ những quan niệm tiêu cực khiến cho chúng ta không thể vươn lên được, không thể thăng tiến được, như:
      - Chúng ta chỉ là loài thụ tạo.
      - Chúng ta là nghĩa tử - một thứ con nuôi.
      - Chúng ta toàn là con hoang đànghư hỏng, yếu hèn, tội lỗi…xấu xa, gớm ghiếc.
      Đây chính là việc cởi bỏ con người cũ
      Để mặc lấy con người mới:
      Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào :
      Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa
      -mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. (1Ga 3:1)
      Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa ; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga 3: 2)

      Cuối cùng, chúng ta có thể hoan hỉ âm thầm nhắc nhở nhau:
      Không phải chỉ có một mình Đức Giêsu là con yêu dấu, với tư cách là anh Cả..
      Mà cả chúng ta nữa, cũng đều là con yêu dấu của Cha Chí Ái với tư cách là đàn em đông đúc của Đức Giêsu:
      Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. (Rm 8:29).




      Biến hình


      ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

      Trong đời, có những giây phút mà ta mong muốn kéo dài mãi, nhưng nó lại trôi qua nhanh như làn gió thoảng. Đó là những giây phút hạnh phúc. Giây phút ấy thánh Phêrô hôm nay đã được hưởng khi nhìn ngắm dung nhan Đức Giêsu biến hình. Đức Giêsu đưa ba môn đệ thân tín theo trong cuộc biến hình để huấn luyện họ. Cuộc biến hình của Người diễn tiến qua ba giai đoạn.
      Giai đoạn thứ nhất: lên núi.
      Theo quan niệm của người Do thái núi cao là nơi Chúa ngự. Vì thế lên núi là đi gặp gỡ Chúa. Lên núi là một việc làm đòi nhiều cố gắng. Phải dứt bỏ khỏi những ràng buộc của cuộc sống thường ngày với những lo toan bận bịu cho bản thân, cho gia đình. Phải dành thời giờ rộng rãi cho việc leo núi. Phải phấn đấu với bản thân khi leo lên độ cao dốc dác khó đi. Nhưng lên đỉnh rồi ta sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng thư thái. Đức Giêsu chỉ đưa theo ba môn đệ thân tín vì gặp gỡ với Chúa là một gặp gỡ thân tình. Chúa muốn ta đến với Chúa trong tình thân mật. Chúa muốn cùng ta thực hiện một tương giao giữa tâm hồn với tâm hồn. Chúa muốn cùng ta đối thoại riêng tư diện đối diện. Tình yêu triển nở trong thiên nhiên và trong thanh vắng. Núi cao thanh vắng là nơi chốn thuận tiện cho ta đón nhận tình yêu của Chúa và bày tỏ với Người tình yêu của ta.

      Giai đoạn thứ hai: biến hình.
      Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Y phục trở nên trắng như tuyết. Khuôn mặt Người sáng láng. Thực ra, ai gặp được Chúa cũng đều biến hình. Ta hãy nhớ lại ông Môsê. Sau khi ở trên núi Sinai 40 đêm ngày tiếp xúc thân mật với Chúa, mặt ông trở nên sáng láng đến độ, khi ông xuống núi, dân chúng không dám nhìn vào. Ông phải lấy khăn che mặt, dân chúng mới dám đến gần ông. Gần đèn thì sáng. Tiếp xúc thân mật với Chúa sẽ làm thay đổi tâm hồn ta. Tình yêu của Chúa sẽ đốt nóng tâm hồn ta, xua đi sự thờ ơ nguội lạnh. Sự dịu dàng của Chúa sẽ làm cho ta bớt đi tính độc ác khắc nghiệt. Sự khiêm nhường của Chúa sẽ diệt trừ thói kiêu căng trong ta. Sự bao dung của Chúa sẽ mở rộng tâm hồn để ta biết đón nhận anh em. Sự tha thứ của Chúa đổi mới tâm hồn, rửa sạch mọi nhơ uế trong ta. Càng gần gũi Chúa, tâm hồn ta càng được thanh luyện khỏi mọi nhỏ nhen, ích kỷ. Càng yêu mến Chúa, ta càng thêm yêu mến anh em. Càng kết hiệp mật thiết với Chúa, tâm hồn ta càng nên giống Chúa hơn.

      Giai đoạn ba: xuống núi.
      Khi đã hưởng nếm hạnh phúc ngọt ngào ở bên Chúa rồi, ta chẳng muốn lìa xa Chúa nữa. Thánh Phêrô, trong giây phút hạnh phúc tuyệt vời, đã xin Chúa cho dựng ba lều để ở lại vĩnh viễn trên núi. Nhưng giây phút hạnh phúc thật ngắn ngủi. Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Nhiệm vụ ấy rất nặng nề. Đức Giêsu phải chịu đau khổ, chịu vác thánh giá, chịu đóng đinh, chịu chết rồi mới phục sinh. Thánh Phêrô cùng các tông đồ còn phải phấn đấu với những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách trong việc rao giảng Tin Mừng, còn phải chịu đau khổ vì Thày chí thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc như lòng mong ước.
      Trong cuộc sống người tín hữu, lên núi chính là những giây phút dành cho việc cầu nguyện, tiếp xúc thân mật với Chúa. Đó là những buổi tham dự thánh lễ, đọc kinh và nhất là những giờ cầu nguyện riêng tư, những buổi tĩnh tâm lâu giờ trong thinh lặng. Để đến với Chúa và nhất là để kết hiệp với Chúa trong những giờ cầu nguyện, ta phải phấn đấu rất nhiều.
      Trong thân mật, Chúa sẽ dạy bảo ta về đường lối của Chúa, sẽ uốn nắn ta theo chương trình của Người và sẽ biến đổi ta nên giống hình ảnh Người. Ta có thể cộng tác vào cuộc biến hình khi khao khát kết hiệp với Chúa, khi cố gắng thanh luyện bản thân, khi quên mình, ngoan ngoãn để mặc Chúa hướng dẫn bước đường.
      Kỷ niệm ngọt ngào trong những giờ sống hạnh phúc bên Chúa sẽ làsức mạnh nâng đỡ ta trong những khó khăn gian khổ của đời sống. Núi thánh sẽ trở thành quê hương yêu dấu để tâm hồn ta luôn hướng về, dù còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại cách ngăn. Thiên đàng thoáng thấy qua những giờ kết hiệp với Chúa sẽ là nguồn động viên giúp ta chu toàn mọi nghĩa vụ của con người. Như thế, khi đã xuống núi rồi, ta vẫn còn mong ước và sẽ trở lên núi mỗi khi có dịp.
      Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

      KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
      1- Một số bạn trẻ tiêu tốn nhiều thời giờ và tiền bạc cho sắc đẹp bên ngoài. bạn nghĩ gì về tương quan giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong tâm hồn?
      2- Cầu nguyện có thể làm con người 'biến hình'. Bạn có tin điều đó không? bạn có quen ai đã biến đổi sâu xa nhờ cầu nguyện không?
      3- Bạn đã có kinh nghiệm về việc sống hạnh phúc với Chúa bao giờ chưa?
      4- Mùa Chay này bạn có thực sự muốn 'biến hình' không? Bạn sẽ làm gì để thực hiện ước nguyện đó?





      Biến hình là trở lại
      với cái tôi sâu thẳm của mình


      (Trích trong ‘Manna’)

      Đức Giêsu mê những ngọn núi vắng vẻ, đó là nơi Ngài gặp gỡ Cha, chìm đắm trong cầu nguyện.

      Có nhiều ngọn núi trong cuộc đời Đức Giêsu: núi của Bài Giảng về các mối phúc, núi Tabo nơi Ngài biến hình, núi Sọ và núi Ô-liu nơi Chúa thăng thiên.
      Những ngọn núi trở thành cột mốc đánh dấu.
      Những ngọn núi đan vào nhau làm nên cuộc hành trình.
      Ba môn đệ thân tính được Ngài đưa lên núi Tabo, để củng cố niềm tin của họ, trước khi họ thấy Ngài như người bị Cha bỏ rơi và bị mọi người khai trừ ruồng rẫy trên núi Sọ.
      Nhưng vinh quang của núi Tabo chỉ là một loé sáng bất ngờ và tạm thời, báo trước vinh quang viên mãn khi Ngài về Thiên Quốc.
      Biến hình là một hành động của Thiên Chúa Cha.
      Sau khi gặp Cha, Đức Giêsu được Cha biến hình. Sự biến đổi này ảnh hưởng đến thân xác và khuôn mặt, và đến cả y phục của Ngài.
      Vinh quang của Con Thiên Chúa làm người vốn bị che khuất, nay được Cha hé mở cho các môn đệ.
      Ông Môsê ngày xưa, sau khi lên núi gặp Đức Chúa cũng đã phải che lại khuôn mặt chói lọi của mình. Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình.Đời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ.
      Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình, như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá.
      Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình: tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa.
      Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục.
      Nếu chúng ta chấp nhận đi vào đường hẹp của Thầy Giêsu chúng ta sẽ được biến hình đổi dạng và phản ánh ngời sáng hơn vinh quang Chúa (x. 2Cr 3,18). Chúng ta phải trở thành điều chúng ta đang là.
      Đời sống Kitô hữu là một cuộc lên núi và xuống núi với Chúa Kitô mỗi ngày. Cần cảm nếm được sự dịu ngọt và hạnh phúc khi được chiêm ngắm Chúa Giêsu trên núi cao. Nhưng cũng phải xuống núi với Chúa để đi đến nơi hiến mình, nơi phục vụ, đi cùng và đi sau Chúa Giêsu đến với Vườn Dầu và Núi Sọ.
      Ước gì chúng ta dám đón nhận những gai góc đời thường và nhìn mọi khổ đau bằng cái nhìn mới mẻ.
      Người Kitô hữu lên núi gặp Chúa để rồi được sai xuống núi hành đạo. Nhưng xuống núi rồi, lại có khi thấy cần lên núi.

      Gợi Ý Chia Sẻ
      Một số bạn trẻ bỏ rất nhiều tiền để sửa sang sắc đẹp và chạy theo mốt. Bạn nghĩ gì về tương quan giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong tâm hồn con người?
      Cầu nguyện có thể làm con người "biến hình". Bạn có tin điều đó không? Bạn có quen ai đã biến đổi sâu xa nhờ cầu nguyện không?




    Kathy




Về Đầu Trang Go down
HeoCon1103
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
HeoCon1103

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 333
Điểm NHIỆT TÌNH : 935
Ngày tham gia : 12/02/2011
Đến từ : GIA KIỆM
Job/hobbies : đọc sách và vẽ tranh

Con yêu dấu – hay con loại suy? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu dấu – hay con loại suy?   Con yêu dấu – hay con loại suy? EmptyTue Mar 20, 2012 8:26 pm




    bài này hay thiệt đó..hì hì hì
    thanks



    HeoCon1103




Về Đầu Trang Go down
ruby_MTrinh
TRUNG VIỆN
TRUNG VIỆN
ruby_MTrinh

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 85
Điểm NHIỆT TÌNH : 214
Ngày tham gia : 25/10/2009
Đến từ : ruby.MTrinh@gmail.com
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Happy ^o^

Con yêu dấu – hay con loại suy? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu dấu – hay con loại suy?   Con yêu dấu – hay con loại suy? EmptyWed Mar 21, 2012 8:31 am




    heocon1103 đã viết:
    bài này hay thiệt đó..hì hì hì
    thanks

      Ui, Sao lâu quá không thấy bài của Heocon1103 vậy? Huhuhu.



    ruby_MTrinh




Về Đầu Trang Go down
https://clcgk.forumvi.com
Sponsored content




Con yêu dấu – hay con loại suy? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu dấu – hay con loại suy?   Con yêu dấu – hay con loại suy? Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

Con yêu dấu – hay con loại suy?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
 :: MÙA CHAY

-
free counters