Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
"I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ Sudieptutroi

 

 "I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
MaiNguyenVu
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 242
Điểm NHIỆT TÌNH : 502
Ngày tham gia : 08/05/2010
Job/hobbies : Sáng Tác nhạc, truyện ngắn
Tâm trang : Vui

"I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ Vide
Bài gửiTiêu đề: "I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ   "I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ EmptyThu May 10, 2012 7:16 am




    I- TỜ- NÉT

    Mai Nguyên Vũ


      "I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ Thac%20gouhgah2
      Giáo xứ Thọ Vực nằm gối đầu vào chân núi Gia-ray. Vùng này trước đây là rừng bạt ngàn. Sau năm 1975, dân từ miền Bắc, miền Trung kéo vào phá rừng lập xóm. Dân có đạo bảo nhau chặt cây về làm ngôi nhà nguyện nho nhỏ. Tối tối , ông già bà cả lui tới đọc kinh. Vài năm sau, có hai Thầy đến giúp xứ. Các Thầy tổ chức làm nhà thờ lớn hơn, thay mái tranh bằng ngói đỏ. Giáo dân các nơi kéo đến ngày càng đông. Một Thầy được phong chức Linh mục. Giáo họ đổi thành giáo xứ.

      Cha xứ rất đạo đức và nhiệt thành. Ngài lo cho dân sống đạo sâu xa, không thích kiểu “thùng rỗng kêu to”. Các hội đoàn Công giáo lần lượt ra đời và phát triển đều đặn, qui tụ hầu hết giáo dân thuộc mọi thành phần trong xứ : Lê-gi-ô, dòng ba Đa-minh, giới gia trưởng và hiền mẫu, giới cao niên, giới trẻ, Thiếu nhi Thánh Thể, ca đoàn, đặc biệt là giáo lý viên. Ngài đào tạo được một dàn giáo lý viên rất tích cực và năng nổ. Nhờ các anh chị dạy dỗ, thiếu nhi và giới trẻ trong xứ đạo đức, ngoan ngoãn lắm. Không hề có trẻ trốn học, lang thang, quậy phá như các nơi khác.

      Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Giờ đây, cả giáo xứ đang náo loạn và điên đầu vì một tai họa… 6 giờ sáng tại chợ làng. Các bà mới đi lễ về, đang xách giỏ ra chợ. Mua hàng xong, các bà túm tụm dưới gốc me già đầu chợ bàn chuyện thời sự sốt dẻo. Bà Ngô ho sù su, khạc nhổ một hồi, rồi khai mào:

      _Các bà các cô ơi, nhà tôi có mấy đứa cháu nội, tước chúng nó ngoan ngoãn chăm học ra phết, tự
      dưng mấy tháng nay đâm hư đốn, tốn học, tốn nễ, mất dạy hết rồi.

      Cô Hoa vớ được đồng minh, góp chuyện ngay:

      _Chủa ơi, nhà chảu cùng vậy. Được một mổng con trai, trưởc ngoan lẳm, bây giờ lười học, ham chơi, tổi đi chơi tởi đêm mởi về. Ngày nào nghị học là biệt tăm, không biểt nỏ chui dưởi gầm trời mô rựa. Nểu ai tìm thẩy nỏ ợ nhà chị một phủt thôi thì chảu giơ mông ra cho đảnh thoại mải.

      Bà Tình bỏ miếng trầu vào miệng, nhai rau ráu, ngồm ngoàm phát biểu:

      _Các bà thử them thét coi chúng nó có đi chơi “I-tờ-nét” không. Đứa nào vào cái chốn í nà hư hết cả nũ.

      Mọi người nhao nhao hỏi:

      _”I-tờ-nét” là cái gì? “I-tờ-nét” là cái gì?

      Bà Tình đang nhai trầu bỏm bẻm, nhổ cái bẹt một bãi đỏ lòm ra vệ đường, rồi cao giọng lên lớp:

      _Nhà tôi ở gần nhà thằng Ní. Nó mới ở Nong Khánh dọn đến. Nó ra tiệm “I-tờ-nét”.Cháu tôi ham nắm, thuốt ngày ngồi chầu tong í, chẳng no học hành gì thốt. Tôi vác roi nùa cho mấy tận, khiếp rồi.

      Cô Lan than thở:

      Con gái cháu cũng chết mê chết mệt in-tơ-nét. Nó bỏ hết đám bạn bè, bỏ cả nhảy dây, lò cò, búp- bê. Cả ngày ngồi ghế nhà trường, tối đến ngồi ôm nét riết, mắt mờ, ù tai (vì nghe nhạc Zing), người gầy như xe điếu. Mẹ khuyên răn, mẹ năn nỉ, mẹ khóc lóc, mặt nó cứ lì như mặt đường ô- tô. Ngày xưa nó ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi là thế. Bây giờ nó không còn là con của mẹ nữa. Nó hư mất rồi. Ối các bà ơi, xin thương cứu giúp mẹ con cháu với, nếu không cháu chết mất. Mấy tuần nay cháu không ăn không ngủ được. Ớ con ơi là con ơi. Hu…hu…hu… Ớ con ơi là con ơi…Hu…hu…hu…

      Không ai cầm được nước mắt. Tất cả lặng đi một hồi lâu, chỉ nghe thấy tiếng sụt sịt ,ti tỉ từ những trái tim mẹ hiền rướm máu. Những vạt áo đưa vội lên mắt đỏ hoe. Những tiếng nấc nghẹn ngào. Những tiếng thở dài thườn thượt ngao ngán. Họ cầm lòng sao được khi con cháu họ đang đứng trước bờ vực thẳm…

      Cô Hoa gạt nước mắt:

      _Ôi con chì còn nhè đẩy. Con trai tôi bọ học luôn rồi. Suổt ngày lê la tiềm nẻt. Nỏ học được đù loài thỏi xẩu, nào nỏi dổi, nỏi tục, hủt thuổc, đảnh bài, ăn cẳp đệ cỏ tiền chơi ghêm. Nỏ chơi ghêm nhiều quả, đêm ngụ chân cử co giật như đửa đông kinh. Kiệu này mai mổt nỏ đi bùi đời mẩt thôi. Thằng cha nỏ nỏi: cho nỏ vô trài cài tào.

      Bà Ngô ho một tràng như chó sủa rồi góp giọng:

      _Nghe đâu cháu tôi vào tiệm nét xem cả phim “chăn nuôi nợn nòi heo cộ” gì đó. Nại còn gom góp toàn hình “con gái E-và”. Mới 13 tuổi đầu mà có bồ rồi. Tẻ ranh vắt mũi chưa sạch, đã sớm mê thứ quỉ đó thì còn học hành nàm ăn cái quái gì được hở các bà. Thằng em nó thì mê phim đánh đấm, suốt ngày ngứa chân ngứa tay, gây gổ đánh nhau. Ngày nào không đấm đá được một tận thì ăn ngủ không ngon. Khổ cho cái thằng cha, con mẹ nó cứ phải đi van nạy người ta nuôn í.

      Cô Hoa góp chuyện:

      _Hôm nò cảc bà cảc cô cỏ nghe Cha giạng không? Ở Hổ nai, hổ bò đâu xa lẳm, cỏ một em nừ sinh cẩp hai hay đi chảt ợ tiềm nẻt, chảt ngay vởi một “chàng hoàng tự cụa lòng em”, chặng may hoàng tự này mởi cỏ hai vờ. Thời gian sau thẩy nàng ỉt chảt chàng hòi tài sao, hỏa ra tài nàng hểt tiền. Chàng hèn nàng đển quản cà-phê, cho mẩy chục, chảt tiểp. Từ đỏ hoàng tự mời công chủa đi chơi đều đều. Cuổi cùng, công chủa cho ra đời một “hoàng tự bẻ”.

      Bà Tình nhổ bã trầu xuống đất, lấy hai ngón tay vuốt hai bên mép cho sạch nước trầu, quệt vào vạt áo, rồi hùng hổ kết luận :

      _Đấy các bà các côđã rõ tai hại của “I-tờ-nét” chưa? Theo tôi, “ I-tờ” nà ngu dốt, thất học.

      “nét” nà cái toa-nét. Vậy “I-tờ-nét” nà cái máy nàm cho trẻ con ra ngu thi, thất học vì nó chứa toàn những thứ thấu tha, thối tha. Nếu chúng ta không thớm ngăn chặn thì con cháu chúng ta nần nượt tha hỏa ngục đời đời kiếp kiếp. Nếu con cháu chúng ta tha hỏa ngục hết, thì niệu Chúa có cho chúng ta nên Th…

      Bà Tình nói hăng quá, mặt mũi đỏ gay, sùi cả bọt mép ra. Bà phải bỏ ngang câu nói vì lên cơn suyễn, bà thở khò khè như con gà mắc dây thung nơi cổ họng. Mọi người túm vào giật gió, vuốt ngực cho bà. Nhờ được cấp cứu tận tình, bà tỉnh lại nhưng không nói được nữa. Cô Lan đỡ lời bà Tình:

      Cháu nghĩ in-tơ-nét không đến nỗi xấu xa như vậy đâu. Hôm nọ Cha xứ giảng: In-tơ-nét đem lại cho người ta rất nhiều lợi ích như: thông tin, liên lạc nhanh, rộng rãi, rẻ tiền, lại có nhiều nguồn tin để ta biết được sự thật giữa bao nhiêu tin tức dối trá, như biết được nguyên văn câu nói hay của người khác, sau khi đã bị cắt xén làm cho nó thành thối như mắm… In-tơ-nét còn giúp ta dự hội nghị, học hành và làm được rất nhiều việc ngay tại nhà mình… Cha nói rằng in-tơ-nét không xấu cũng không tốt. Xấu hay tốt là do người dùng nó. Nhưng khổ thay, trẻ con không biết tận dụng in-tơ-nét. Chúng lên mạng chỉ để giết thời giờ với những trò giải trí vô bổ và nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là nó “hút hồn” trẻ em, làm cho chúng đam mê đến độ quên hết mọi thứ khác, kể cả ăn ngủ, học hành. Như vậy, in- tơ-nét đe dọa phá hủy cuộc sống và tương lai của nhiều trẻ em. Theo Cha, không nên cho con nít vào tiệm nét vì cha mẹ không kiểm soát được. Nếu học sinh có nhu cầu học hỏi, phải truy cập internet, thì cha mẹ nên mua máy cho con sử dụng tại nhà. Xã hội nên dẹp các tiệm nét đi, vì “lợi bất cập hại”. Người lớn không ai vào đấy để làm việc nghiêm túc. ( Nếu ai có nhu cầu thì họ đã sắm máy ở nhà). Tiệm nét chỉ toàn là con nít. Nó tai hại như thế nào với trẻ em thì mọi người đã rõ.

      Các bà vỗ tay hoan hô ý kiến khôn ngoan của Cha xứ. Tất cả sôi nổi bàn cách đối phó với tai họa này. Mặt trời lên cao hơn đỉnh núi một chiếc sào mà “hội nghị lề đường” vẫn chưa bế mạc. Cuối cùng tất cả nhất trí với phương án hành động: cương quyết, kiên trì, chính xác và bí mật.

      Những ngày sau đó, các bà về lên lớp cho con cháu biết những cạm bẫy của internet và đề nghị chúng hứa không vào tiệm nét nữa, nếu không sẽ bị phạt.

      Các bà còn xin Cha xứ và anh chị giáo lý viên giáo dục, răn đe các em.

      Buổi tối hôm đó, có một bà già ăn mặc rách rưới, đầu đội khăn mỏ quạ che kín mặt, tay chống gậy, run run vào tiệm nét xin tiền. Bà đến từng bàn máy xin được mấy đồng bạc cắc rồi đi ra. Một lúc sau có mấy bà ăn xin khác xồng xộc xông vào, các bà lấy roi vụt túi bụi vào chân mấy chú nhóc đang mải mê chơi ghêm. Đó là con cháu họ. Họ không đánh những đứa khác. Những chú bị đòn vắt giò lên cổ chạy thoát thân.

      Cả làng có 4 tiệm nét, tiệm nào cũng có mấy bà “ăn xin” vào quậy như thế. Mấy tuần sau, cả 4 đều dẹp tiệm vì không còn ma nào dám bén mảng đến nữa. Tối tối, đội quân “cái bang trùm đầu” vẫn đi tuần đều đặn. Thôn xóm lại nghe văng vẳng tiếng trẻ em học bài và đọc kinh từ các gia đình. Giáo xứ trở về với cuộc sống bình yên như xưa.



    MaiNguyenVu




Về Đầu Trang Go down
 

"I-TỜ-NÉT"- Mai Nguyên Vũ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: NHẠC SĨ THÁNH CA GIA KIỆM :: -:¦:- NS MAI NGUYÊN VŨ
-
free counters