Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành Sudieptutroi

 

 Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Paul
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Paul

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 320
Điểm NHIỆT TÌNH : 491
Ngày tham gia : 15/01/2010
Đến từ : HCMC
Job/hobbies : IT
Tâm trang : Fun

Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành Vide
Bài gửiTiêu đề: Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành   Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành EmptyTue Apr 20, 2010 5:33 pm




    Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành

    Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành PN6
    Đàn bà Afghan xếp hàng chờ mua thực phẩm dưới chế độ Taliban
    Gần bốn năm sau khi chế độ Taliban bị lật đổ tại Afghanistan, những người phụ nữ ở Afghanistan vẫn phải chịu đựng cảnh đối xử bất công: bị cưỡng hiếp, sát hại và ép gả. Nguyên nhân chính là sự cuồng tín và sức ép tôn giáo vẫn còn rất nặng nề tại vùng đất Trung Á này.
    Trong lịch sử hiện đại, hiếm có nơi nào được ví như vùng đất của những người phụ nữ bị đàn áp hơn Afghanistan dưới thời Taliban. Và cũng không có nơi nào sự ngược đãi lại thô bạo như ở Kandahar, quê hương của tâm lý quá khích, cuồng tín Hồi giáo.
    5 năm kể từ sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, báo cáo của Uỷ ban Nhân quyền độc lập Afghanistan vẫn cho thấy sự tiếp diễn của những hành động đối xử bất công - cưỡng hiếp, sát hại, ép gả và kết cục là những vụ tự tử.
    Có tới 230 trường hợp tự sát. Hơn 38% số phụ nữ được hỏi đều cho biết họ bị ép phải lấy người mà họ không muốn và có tới 50% cho rằng họ không hạnh phúc với hôn nhân vì tình trạng bạo hành trong gia đình. Con số này còn cao hơn ở Kandahar và khu vực miền nam Afghanistan. Dường tất cả những kết quả đạt được cho tới nay trong cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ.
    Năm ngoái, khi tổng số cử tri đăng ký đi bỏ phiếu trên cả nước đạt 42% thì tại Kandahar, con số này chưa đạt tới 20%. Tại những vùng nông thôn của tỉnh này, tình hình còn tệ hại hơn. Người Hồi giáo phân phát các bưu thiếp trong đó có hình phụ nữ bị đánh đập cùng những bàn tay bị chặt rời của kẻ trộm và bức tượng Phật bị phá huỷ tại Barniyan.
    Giờ đây, trên các đường phố tại thành phố lớn thứ hai của Afghanistan, người ta vẫn không thể nào tìm ra một phụ nữ không mặc áo choàng trùm kín mặt - biểu tượng của sự thống trị về giới dưới chính quyền Taliban.
    Chế độ Taliban đang hồi sinh tiếp đốt trường học và chặt đầu giáo viên vì dám dạy chữ cho các nữ sinh. Những vị quan toà lâu nay ngập chìm trong hàng thập kỷ của đạo luật Sharia cứng nhắc liên tục tống giam phụ nữ vào tù vì không tuân theo sự lựa chọn của người cha về hôn nhân, hay vì họ từ bỏ những người chồng thô bạo. Ngay như các nạn nhân bị cưỡng hiếp cuối cùng cũng bị kết tội ngoại tình.
    Hôm mùng 8/3 vừa qua, để chào mừng ngày Phụ nữ Quốc tế, Tổng thống Hamid Karzai đã ra lệnh thả những nữ tù nhân bị giam ngắn hạn nhằm sửa chữa sự bất công này.
    Khi phụ nữ không cam chịu cuộc đời tù túng:
    Song bất chấp những sự bất công đang đè nén họ, phụ nữ tại Kandahar vẫn chống chọi lại. Nữ sinh vẫn tới lớp học khi nào các em có thể, phụ nữ lao động vẫn tới xưởng làm sau lưng người đàn ông trong gia đình. Càng ngày, phụ nữ càng vận dụng chính hệ thống luật pháp từng được sử dụng để trừng phạt họ trước đây làm công cụ đòi hỏi quyền lợi.
    Họ đã nhận được sự khích lệ của Malalai Kakar, nữ sĩ quan cảnh sát cao cấp nhất tại Kandahar, người đang chỉ huy một đội gồm 10 nữ sĩ quan cảnh sát đặc trách các vấn đề phụ nữ. Chỉ huy Kakar chính là người lãnh đạo các cuộc tấn công nhằm giải phóng những người vợ, con gái bị gia đình giam cầm và văn phòng của cô trở thành nơi trú ẩn cho nhiều phụ nữ bị ngược đãi, đe doạ..
    "Tôi bị buộc tội thô bạo với những người chồng đánh đập vợ, và tôi thừa nhận điều này có xảy ra vài lần. Tôi đã rất phẫn nộ. Nhưng điều chúng tôi đang cố gắng làm là áp dụng luật pháp một cách đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ".
    Hàng sáng, Kakar nấu bữa sáng cho chồng và 6 con nhỏ trước khi đi làm. Cô từng là sĩ quan cảnh sát trong các chính phủ cánh tả của Afghanistan trước khi Taliban lên cầm quyền. Cũng như nhiều phụ nữ khác, cô bị trói buộc vào gia đình theo đạo luật Hồi giáo. Nhưng cô đã trốn sang Pakistan sau khi biết mình đang bị truy đuổi.
    "Tôi từng phải mang khăn choàng trùm kín mặt cho tới 8 tháng trước. Tôi quyết định phải dứt khoát. Và tôi đã dùng các phương tiện thông tin đại chúng để nói cho phụ nữ đất nước này biết về quyền lợi của họ. Tôi nghĩ các đồng nghiệp nam của tôi rất tò mò khi thấy hình dạng của tôi. Tôi phải tuyên bố rằng tôi không hề khác biệt so với họ".
    Một cô gái 18 tuổi đã tìm đến viện nhờ sự giúp đỡ của Rosina. Cha cô đã bán gả cô cho một người đàn ông 50 tuổi và cô bỏ nhà khi ông ta đánh đập cô vì không chịu làm lễ cưới.
    "Tôi sẽ không bao giờ trở lại để kết hôn với người đàn ông đó, không bao giờ", Rosina nói. "Cha và anh trai tôi đã dùng gậy đánh đập tôi thậm tệ khi tôi từ chối. Họ có thể tống tôi vào tù nhưng tôi cũng sẽ không cưới ông ta".
    Cảnh sát sẽ cố gắng thương lượng với gia đình Rosina. Hiện tại không có các trung tâm trú ẩn dành cho phụ nữ và Rosina rất có thể sẽ phải cầu xin lòng thương hại của một vị quan toà đầy ác ý nào đó.
    Để thay đổi, phụ nữ cần tham gia chính trường
    Một trường hợp khác là Trung uý Jamilla Mujahid Barzai, 35 tuổi. Cô cũng từ bỏ ngành cảnh sát khi Taliban lên cầm quyền. Nhưng sau đó, cô bị thuyết phục quay trở lại nghề sau khi người ta bắt giữ và đánh đập anh trai cô. Cô bỏ nghề sau khi chứng kiến cuộc hành hình một phụ nữ tại sân vận động Kabul. Vụ hành quyết này đã được ghi hình và phát trên toàn thế giới, để chứng minh sự tàn ác của chế độ Taliban.
    "Tôi biết người tù này, tên cô ta là Zarmina. Cô ấy bị toà kết án sát hại chồng. Tôi sẽ không bao giờ quên cách cô ấy bị giết. Họ bắt cô ta quỳ gối trên sân vận động, ngay trước mặt tất cả mọi người. Sau đó, một người đàn ông đeo kính đen xuất hiện và bắn vào đầu cô ấy", Barzai kể lại.
    Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành PN7

    Nữ sinh Afghanistan trong trang phục truyền thống mừng ngày 8/3.
    "Zamina đã sinh đôi trong tù, hai đứa con 6 tháng tuổi. Anh trai của người chồng đã đem hai đứa bé đi. Tôi không thể làm gì. Thế là tôi rời khỏi ngành cảnh sát. Tôi biết đã có nhiều sai phạm xảy ra, nhưng không ai có thể tin chuyện diễn ra đêm đó. Tôi nghĩ phụ nữ nên tham gia vào đời sống chính trị để ngăn chặn những việc tương tự tái diễn".
    Hai trong số những người cô của Asma Kakar vừa thực hiện điều ấy. Họ đã được bầu vào hội đồng lập pháp tỉnh và quốc gia. Cô sinh viên 17 tuổi này muốn trở thành bác sĩ, điều không bình thường xảy ra trong cộng đồng người Pashtun. Cha mẹ cô đã đồng ý để cô đi học tại một trường ĐH ở Ấn Độ nếu cô được nhận.
    "Tôi biết mọi thứ đã được cải thiện nhiều kể từ thời Taliban, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà tôi không thích", Kakar nói. "Phụ nữ vẫn không thể ra ngoài nhiều, chúng tôi vẫn phải mang khăn trùm đầu khi ra ngoài. Chúng tôi thậm chí không được tham gia những buổi picnic ngoài trời. Nhưng tôi biết tôi may mắn, tôi không phải lo lắng về tiền. Và tôi có thể rời khỏi nơi này, ít nhất là trong một thời gian ngắn nếu tôi có bằng cấp".
    Từ chỗ phụ thuộc trở thành trụ cột gia đình!
    Một thực tế là việc nới lỏng những ràng buộc xã hội cho nhiều phụ nữ đã dẫn tới các vấn đề kinh tế. Giờ đây, phụ nữ được phép làm việc, dù lúc miễn cưỡng. Nhưng với tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới đang tăng cao, họ đôi lúc trở thành trụ cột chính trong gia đình.
    Sadia Kamrani, 23 tuổi, làm việc tại Bộ các công việc xã hội. Mức lương 150 USD/tháng của cô là nguồn thu nhập duy nhất đối với gia đình mở rộng ấy ngoài thu nhập hiếm hoi của cha chồng. "Tôi không thể có con. Tôi đang có vấn đề sức khoẻ và cần phẫu thuật, nhưng tôi không có tiền. Chồng tôi bị thất nghiệp trong khi tôi phải phụ giúp anh ấy. Nhưng tôi cũng biết rằng anh ấy sẽ ly dị tôi nếu tôi không có con".
    Khi cuộc nội chiến bắt đầu, gia đình Kamrani chạy sang Iran. Hai năm sau, họ quay trở lại Afghanistan. "Người ta nói rằng Iran là nước bảo thủ, nhưng chúng tôi không phải mang khăn trùm kín mặt ở đất nước ấy. Trong vài tuần đầu tiên, tôi đã phải mặc thứ này và liên tục bị ngã vì không thể nhìn được mình đang đi đâu. Trên người tôi đầy vết thâm tím. Tôi không hề thích mặc nó và tôi không biết có người phụ nữ nào khác thích mặc không trừ phi bị ép buộc".
    Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành PN8
    "Nhiều người cũng không thích phụ nữ đi làm. Do đó chúng tôi phải đi đường riêng, nếu không tôi sẽ gặp vấn đề. Hàng ngày vẫn xảy ra các vụ bắn giết. Đó lại là điều chúng tôi không gặp phải khi ở Iran".
    Sherifa Popal, 30 tuổi là một thợ may tại một vùng nghèo đói thuộc Kandahar. Cô từng tham gia vào quá trình bầu cử, đầu tiên là tới các lớp học và sau đó tham gia huấn luyện một đội gồm 42 người giám sát các cuộc bỏ phiếu. Nhưng giờ đây, cô bị thất nghiệp và với một người chồng ốm yếu, cô phải lo chu cấp cho cả gia đình.
    "Tôi học tới lớp 10 nhưng đến lúc đó xảy ra nội chiến và chính quyền Taliban làm tôi dang dở việc học hành. Tôi phải tham gia các khoá giáo dục dân sự về bầu cử và cũng mở một vài lớp dạy may. Giờ đây tất cả các bộ trong chính phủ đều thiếu tiền cho dự án và tôi không có việc làm. Nguồn thu duy nhất mà tôi có hiện nay là từ việc may quần áo tại gia. Số tiền ấy chẳng đủ chút nào vì cuộc sống tại Kandahar đang trở nên rất đắt đỏ".
    Một trong những dự án hiện vẫn đang hoạt động là các lớp dạy may do ADA điều hành. Nassema Ali, hướng dẫn tại các lớp học này nhớ lại những ngày dưới chế dộ Taliban khi chồng cô phải đóng cửa tiệm quần áo vì giới giáo sĩ Hồi giáo ra sắc lệnh: đàn ông không được bán quần áo phụ nữ, kể cả những miếng vải trùm đầu không hình thù cụ thể. "Những cô gái tôi đang dạy sẽ rời nơi này và trở thành thợ may. Họ sẽ tìm ra cách để tự nuôi sống bản thân".

    Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng



    Paul




Về Đầu Trang Go down
TranNam
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 355
Điểm NHIỆT TÌNH : 581
Ngày tham gia : 22/08/2009
Đến từ : HaNoi
Tâm trang : Rối bời

Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành   Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành EmptyWed Apr 21, 2010 11:07 pm




    Bạo Hành gia đình Châu Phi cũng thuộc hàng Top!
    Da đen thui, tâm tính hung ác! Phụ nữ chạy đường trời. Có điều Luât Pháp Châu Phi không bênh đàn ông một cách phi lý theo kiểu Afganistan thôi!



    TranNam




Về Đầu Trang Go down
 

Afghanistan - vùng đất của những người phụ nữ bị bạo hành

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: 
ĐIỀU ĐẶC BIỆT CỦA CUỘC SỐNG
-
free counters