Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu Sudieptutroi

 

 TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ruby_MTrinh
TRUNG VIỆN
TRUNG VIỆN
ruby_MTrinh

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 85
Điểm NHIỆT TÌNH : 214
Ngày tham gia : 25/10/2009
Đến từ : ruby.MTrinh@gmail.com
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Happy ^o^

TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu Vide
Message reputation : 100% (1 vote)
Bài gửiTiêu đề: TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu   TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu EmptyFri Jan 28, 2011 9:15 pm




      TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”

      TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu T47915
      Quá tuổi lục tuần… Chới với tuổi thất tuần… Chợt bắt được “Tấm Vé Đi Tuổi Thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh… Với tựa đề “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mà lần tái bản trên tay lúc này đã là lần thứ mười một!


      Tuổi thơ nào cũng dễ thương…


      Tuổi thơ nào cũng dễ bị tổn thương…


      Đứa bé nào cũng rất muốn làm người lớn…


      Không ít những người lớn muốn mình như trẻ thơ…


      Không phải tuổi thơ nào cũng là cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn: những nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh trong “Cho tôi xin tấm vé đi tuổi thơ”…


      Tuổi thơ nào cũng mang máng hình ảnh và não trạng của cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn: não trạng người lớn không còn là trẻ thơ và trẻ thơ chưa là người lớn…


      Ở tuổi lên tám ngày nào của cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn… vẫn còn niềm hạnh phúc được chơi “trò chơi vợ - chồng - cha - mẹ - con - cái”, để quát nạt nhau với đôi chút “ý đồ”… Nhưng vẫn trẻ thơ!


      Rất hiếm những đứa trẻ lên tám hôm nay được chơi những trò chơi “bán hàng” với nắm tiền lá, dăm ba quả ổi sẻ, vài cái bánh qui… Mà thay vào đó, là những “trò chơi trực tuyến” quá nhiều đấm đá, nặng tính khát vọng, dẫy đầy hưởng thụ, chan hòa máu me… Vừa thỏa mãn nỗi ấm ức của đứa trẻ chưa là người lớn… và sẽ là người lớn; để hành động như là người “đã lớn” nhưng thực sự “không lớn” trong “nhân cách người” của mình!!!


      Và vì thế, “người lớn” lúc này – tội nghiệp – nhiều khi cũng không biết mình “đã lớn hay chưa”!?!


      Tôi cũng muốn có được “tấm vé đi tuổi thơ”: Tuổi thơ của chính mình!


      Tuổi thơ ấy… không có những Mùi, những Hải cò, những Tí, những Tủn… Nhưng là tuổi thơ đắm mình trong những mẩu chuyện Tấm Cám, Ăn Khế Trả Vàng, Trầu Cau… Để rồi lớn dần lên với những giòng nhạc trầm hùng của Hội Nghị Diên Hồng, của Trường Ca Ba Miền… và nhiều nhiều mộng mơ với những Hòn Vọng Phu, những Tiếng Gọi Thanh Niên…


      Và chính mình có được một vai đóng đầy nhân văn nào đó trong chuyến chia tay của Nguyễn Trãi – Nguyễn Phi Khanh ở cửa Ải Nam Quan, trong trường ca bất tử của vó ngựa, bụi đường… Và Người Vọng Phu hoá đá trong đợi chờ!


      Phải chăng “cổ tích” không còn ý nghĩa?


      Phải chăng “lý tưởng” không còn đất sống?


      Cái đẹp của tuổi thơ là nhìn thực tại bằng những “con mắt mơ ước”…


      Cái đẹp của tuổi lớn là nhân đôi, nhân ba những mơ ước ấy trong hành trình từng bước trên đời…


      Cái đẹp của tuổi đời là – không ít thì nhiều – vẫn thể hiện được những ước mơ ấy trong hoàn cảnh riêng tư của từng con người và từng đời người…


      Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… LÝ TƯỞNG!


      Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những đề cao về… LÝ TƯỞNG!


      Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những con người yêu… LÝ TƯỞNG!


      Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những con người đấu tranh để sống cho… LÝ TƯỞNG!


      Khan hiếm lắm lắm hai chữ “LÝ TƯỞNG” trong ngôn từ hôm nay ở mọi phương diện và trong mọi lãnh vực cả ở “vi mô” lẫn “vĩ mô” của một đời người, của một con người…


      Ông Giám Đốc Hải cò, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết có làm cho công nhân Công Ty mình nhìn ra một Hải cò rất dễ thương của “tuổi thơ” mình muốn trở về?!?


      Bà Hiệu Trưởng Tủn, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết đã làm được gì cho lớp lớp học sinh hôm nay, giữa một hệ thống giáo dục phiền toái và khổ chế?!?


      Ông Nhà Văn cu Mùi, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết – ngoài chuyện in sách – có nghĩ tới một “qui trình xuyên suốt” của sứ mệnh cầm bút đối với thế hệ trẻ mà luỹ tre làng dần dần bị đốn ngã và các đô thị ngày càng chen chúc người?!?


      Người ta ngại nhắc đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, có phải vì thấy thẹn?


      Người ta ngại nói đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, phải chăng vì người lớn hôm nay không còn LÝ TƯỞNG?


      Người ta ngại nghĩ đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, vì muốn trở về là cả một nỗ lực ghê gớm của bản thân mà lớp cha anh không thể… do quá sa đà và lầm lạc?


      Bản Tin Thời sự sáng hôm nay, người ta dự đoán có thể xảy ra cuộc nội chiến liên Triều…


      “Tấm vé đi tuổi thơ” của mỗi con người Việt Nam có cái nền mờ mờ của những vành tang, trên màu xanh của gốc chuối, của chùm khế, của luỹ tre, của mái tranh, của khói lam chiều…


      Những ngày cuối năm Dương lịch, khúc ruột miền Trung quặn thắt với lũ lụt và những gói hàng “lá lành đùm lá rách” được đón nhận bằng những giòng nước mắt, những lời cám ơn mếu máo… (rất tội nghiệp nếu được soạn trước để quay phim!) Nhất là khi những gói hàng hay những đồng tiền từ thiện lại được trao với một mục đích… không từ thiện chút nào!!!


      Nhà Văn Nguyễn Nhật Ánh có một đoạn quá hay ở trang 201 trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”:


      “Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé (một con chó hoang đang được cả bọn thuần dưỡng): “Thịt của bạn ngon lắm!”. Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Đơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ…


      ...Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Điều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.”


      Lại chuyện “cổ”, và – dĩ nhiên – là chuyện cổ tích!


      Chuyện cổ tích thì luôn luôn có phù thuỷ, có yêu tinh, có anh hùng… Và có những người tốt, có những nạn nhân được cứu thoát nữa…


      Nội dung chung chung của các chuyện “cổ” là như thế! Nhưng luôn luôn hấp dẫn vì lũ trẻ nhìn thấy trong đó LÝ TƯỞNG và sự thắng thế của THIỆN trên ÁC…


      Đê Yên Phụ (và nhiều quán xá khác rải rác từ Nam ra Bắc) ngào ngạt mùi chó nướng – dĩ nhiên là có khói nghi ngút nữa - Và đêm đêm, không ít những kẻ bắt chó trộm!...


      Biết đâu trên những manh chiếu thịt chó, lại không có những ý đồ “ăn thịt người”?


      Tôi cũng thích câu nói của Giám Đốc Hải cò khi Nhà Văn cu Mùi ngập ngừng: “Nhưng một ông giám đốc hồi bé từng lập một phiên tòa…” Hải cò khẳng khái: “Lập hay không lập cũng thế thôi! Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình – Hải cò nhịp những ngón tay lên mặt bàn làm phát ra những tiếng lách cách như để đệm cho câu nói – Người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ nghiêm khắc không kém gì họ phán xét chúng. Điều đó sẽ giúp cho người lớn chú ý hơn đến cách sống của mình.”


      Những ngày cận kề Năm Mới 2011 và Lễ Giáng Sinh sắp tới… Đèn hoa giăng mắc cùng với những giòng nhạc Giáng Sinh nhẹ nhàng, thanh thoát…


      Hình ảnh Hài Nhi trong máng cỏ như một lời mời gọi “đi tuổi thơ”: Tuổi Thơ của Nguyên Trinh – Tuổi Thơ của Thánh Thiện – Tuổi Thơ của Nhân Loại – Tuổi Thơ của Con Người…


      Mân mê “tấm vé đi tuổi thơ”, và đợi chờ chuyến tàu đời…


      Không còn nữa những con tàu than mịt mù bụi khói…


      Và chắc chắn – cuối đường hầm của chuyến tàu trở lại – là ga đời Tuổi Thơ không có những ngột ngạt của chen lấn, của giành đường, của lô cốt, của “Vinashin”, của “Ngàn năm Thăng Long”!...


      Tôi sẽ nhảy lên tàu với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình và tìm cách – nhất định là như thế – để gửi cho ai đấy một “tấm vé đi tuổi thơ”…


      Mẹ tôi vừa mất ngày thứ ba mùng 7 tháng 12 năm 2010. Bà mẹ quê mùa nhưng rất tốt và là niềm nuối tiếc của bà con lối xóm vì –suốt trên dưới ba mươi năm – cứ 4 giờ sáng là bà cụ dậy, lang thang nhặt những ngọn cỏ hoang quanh nhà khoảng vài ba chục mét, rồi quét dọn… Hình ảnh ấy đã đậm nét trong lòng bà con! Và họ đã giúp bà cụ “chiếc vé đi tuổi thơ” với cái chép miệng thương mến: “Bà già nhổ cỏ và quét đường… không còn nữa!”

      Sao Vườn Dầu

      (VƯỜN Ô-LIU 20, Dunglac.org)



    ruby_MTrinh




Về Đầu Trang Go down
https://clcgk.forumvi.com
 

TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”- Sao Vườn Dầu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: TRANG VĂN :: Truyện Ngắn
-
free counters