Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Sudieptutroi

 

 PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
MaiNguyenVu
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 242
Điểm NHIỆT TÌNH : 502
Ngày tham gia : 08/05/2010
Job/hobbies : Sáng Tác nhạc, truyện ngắn
Tâm trang : Vui

PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Vide
Bài gửiTiêu đề: PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ   PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ EmptyTue Dec 04, 2012 6:25 pm





    PHẠM TẤT HANH
    MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ

    (Viết theo tài liệu của Cha Phạm Cao Thanh)
    Mai Nguyên Vũ

    ANTONIUS PHẠM TẤT HANH sinh năm 1942 tại làng Quảng Nạp, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, bên cạnh xứ Bạch Bát, nơi Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh một thời sống ẩn tu. Trong gia tộc có bác là cha Giuse Phạm Tiến Đức, chánh xứ Mưỡu Giáp và chú là cha Phêrô Phạm Ngọc Lâm, chánh xứ Ninh Bình, Nam Biên. Hai cha có tiếng thông thái thời đó ,từng du học Penang.
    Ông bà cố sinh được mười người con, 5 trai, 5 gái. Có ba người dâng mình cho Chúa:
    - Lm Giuse PHẠM CAO THANH, chánh xứ Kim Bích, Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai.
    - Sơ Maria Madalena Phạm thị Thu Vân, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu linh mục Xuân Bình, Long Khánh, Đồng Nai.
    - Sơ Têrêsa Phạm thị ngọc Hà , Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm , Đà lạt.
    Ngoài ra, còn có một cha cháu là Giuse PHẠM NGỌC DUY , chánh xứ Đồng Hiệp , Tân Phú, Đồng nai.

    Năm 11 tuổi, Phạm Tất Hanh đi ở giúp lễ cho cha chú tại xứ Nam Biên, có lần bị bắt, nghi oan liên lạc cho địch.
    PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Clipimage002av
    * Năm 14 tuổi vào Nam, học trung học Monica Gia Kiệm. Anh học rất giỏi nên được nhà trường cho nhảy lớp. Năm lớp 10 ra Đà Nẵng, học trường Phan Chu Trinh. Học xong lớp 12, được chọn dạy trường Kim Thông Quảng Ngãi.
    * Năm 1961, người Mỹ bắt đầu sang Việt Nam, Anh ra làm thông dịch viên.
    * Năm 1963 đi quân dịch, tốt nghiệp sĩ quan Thủ Đức, thi vào ngành Sinh ngữ, được cử đi du học Hoa Kỳ 2 lần.

    * Về VN, Anh dậy học 8 năm trong trường Sinh Ngữ Quân Đội, lên lon từ chuẩn uý tới trung uý.
    Ngoài giờ dạy học, Anh dành hết thời gian cho phong trào Thanh Sinh Công và Thanh Lao Công tại Sài gòn, giúp giới trẻ trong các buổi sinh hoạt, chia xẻ Lời Chúa và cầu nguyện.
    * Năm 1975, Anh từ chối ra đi, xin chọn nơi này làm quê hương để phục vụ giới trẻ Việt Nam.
    * Năm 1976 đi học tập cải tạo tại tỉnh Hoàng Liên Sơn.
    * Năm 1983 về nhà nuôi mẹ già ,dậy sinh ngữ cho rất nhiều học sinh miền Gia Kiệm.

    Năm 1979, Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Người Tị Nạn tổ chức Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự tại Việt Nam, gọi tắt là ODP. Chương trình HO cũng nằm trong ODP, nhằm đưa các sĩ quan VNCH sang định cư bên Hoa Kỳ. Sau 7 năm cải tạo, Thầy Phạm Tất Hanh dư tiêu chuẩn bay sang Mỹ, nhưng Thầy từ chối ra đi, vì ở VN, hàng ngàn bạn trẻ Gia Kiệm đang cần Thầy giúp đỡ trong các Lớp Học Tình Thương. Thầy giơ tay vẫy chào tạm biệt hàng trăm bạn lính “ra đi có trật tự”:
    _“Goodbye, lên đường bình an nhé! Tớ xin chọn nơi này làm quê hương. Không nỡ lòng nào xa lìa học trò thân yêu của tớ”.

    Năm 1988, sau khi mẹ già qua đời, Thầy cộng tác với cha Đinh Xuân Hiên dòng Don Bosco Đức Huy, thành lập trường dân lập đầu tiên. Thầy dốc hết tiền túi của mẹ già để đầu tư cho ngôi trường. Trường có xe đưa rước học sinh, hoạt động ngon lành, nhưng mấy tháng sau phải ngưng hoạt động vì bị cho là “chủng viện trá hình”. Thầy buồn lắm, nhưng vẫn ca bài ca “Xin chọn nơi này làm quê hương”… Đùng một cái, Thầy quyết định ra đi ( Đọc di chúc của Thầy sẽ biết lý do). Năm 1994, sau mấy bữa tiệc mini chia tay bịn rịn, chúng tôi đưa chân Thầy ra phi trường. Chiếc phi cơ lao lên bầu trời tối đen mịt mù, đuổi theo mặt trời, đưa Thầy vào vùng trời bình minh tươi sáng.

    Suốt 17 năm xa cách, tôi với Thầy vẫn thư từ qua lại. Lúc đầu là thư bưu điện, sau hiện đại hơn, gửi bằng email. Thầy khuyên tôi tiếp tục hoạt động truyền giáo bằng thánh ca và truyền thông. Có lần Thầy định giúp vốn cho tôi ra một CD thánh ca như đã từng làm cho nhạc sĩ Thế Thông, nhưng tôi ngại đi rao bán, nên việc không thành.
    Năm 2009, Thầy bị đau cánh tay. Người ta khuyên nên đi chữa Đông y. Bất tỉnh trong phòng châm cứu, vô bệnh viện, Thầy bị chẩn đoán ung thư phổi di căn qua tay. Sau này Thầy kể: “Mình vẫn ăn uống, đi lại bình thường, nhưng cứ đến chiều, cô y tá bắt ngồi xe lăn chở đi tắm.”
    _Tôi còn khỏe lắm, tự tắm được mà.
    _Không bác ơi, đây là nhiệm vụ của cháu. Nếu bác tự tắm lấy, lỡ té ngã thì cháu bị đuổi việc.
    _ Hử, đuổi việc à? Tội nghiệp quá! Đấy, cô muốn làm gì tôi thì làm.
    “ Thế là cô ta lôi mình vô buồng tắm, biến mình thành Ađam, dội nước, kỳ cọ y như mẹ tắm cho con hồi nhỏ”.
    _Thầy Hanh sướng nhá. Trọn đời đồng trinh sạch sẽ, để gái Mỹ tắm cho, mất gin rồi còn gì!
    _Hì hì…
    Thầy về Việt Nam, tôi đến thăm nhiều lần. Có hôm được ăn cơm trưa với Thầy. Gìa hơn, tóc rụng hết, lúc nào cũng đội mũ len, nhưng đầu óc còn minh mẫn lắm. Thầy kể đủ mọi thứ chuyện trên đời.Tháng 8/2010, Thầy đi Mỹ tái khám rồi lại về VN. Tháng 3/2011 tái khám lần hai. Từ Mỹ, Thầy báo tin vui cho tôi: “Bác sĩ nói bệnh mình khỏi rồi. Khối u trong phổi teo lại, không phát triển nữa. Mấy đốm đen di căn trong não cũng bị bắn tiêu hết. Không phải thuốc men gì nữa, chỉ cần tập thể dục, ăn uống cho lại sức. Nhưng về VN phải điều trị cột sống”. Tôi vui sướng chúc mừng Thầy. Ung thư di căn, khỏi. Phép lạ chăng?
    Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Lần áp chót ghé thăm, Thầy nói chuyện chậm chạp. Hỏi một lúc mới thấy trả lời. Lần cuối cùng ghé thăm, Thầy nằm liệt, không còn nhận ra ai, sốt, nói nhảm, toàn xổ tiếng Anh, cứ làm như đang nằm bệnh viện bên Mỹ. Chắc lại nhớ cô y tá mỗi chiều đưa đi tắm. Bên này không có y tá, chỉ có sơ Hà và sơ Vân chăm sóc cho Anh từng li từng tí.
    Sáng ngày 4/12/2011, tôi về Gia Kiệm lo việc gia đình, đang tính đến thăm Thầy thì nhận được cú điện thoại của cha Thanh: “Anh Hanh ra đi lúc 3g30 sáng nay”. Nước mắt lưng tròng, tôi chạy ra nhìn mặt Thầy lần cuối.

    Ngày 6/12, buổi tối cuối cùng bên Thầy. Tôi đang đứng cầu nguyện, một cô gái_ chắc là học trò, đến bên tôi, quì sụp xuống trước quan tài, cúi đầu, nước mắt lăn dài. Hành động này thường chỉ dành cho cha mẹ hoặc các vị thánh. Cô ta làm cho tôi xúc động biết bao!
    Một lúc sau ca đoàn Sao Mai đến viếng xác. Ca trưởng Khương Huệ thân thưa với người quá cố: “ Kính thưa Anh Phạm Tất Hanh, đêm nay ca đoàn Sao Mai tụ họp bên Anh lần cuối để cầu nguyện cho Anh và bày tỏ niềm đau buồn, thương tiếc vì chúng em vừa mất đi một người Anh thương mến, một người đỡ đầu chí thân chí tình. Vâng, ngay từ những ngày ca đoàn mới ra đời và nhất là những năm tháng gặp thử thách nặng nề tưởng chừng tan vỡ, Anh luôn là người đứng bên cạnh, an ủi, động viên và chìa tay ra nâng đỡ chúng em. Nếu không có Anh, chúng em chẳng còn sống sót tới hôm nay. Anh từng vui với chúng em và khóc với chúng em trong những giờ phút đen tối nhất. Chúng em… không thể nào… quên được…”.Lời kinh ai đó cất lên che lấp tiếng nấc nghẹn ngào của ca trưởng Khương Huệ. Cả ca đoàn không ai cầm được nước mắt.
    Tối nay có mặt ba người về từ miền Trung xa xôi. Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng, nhạc sĩ Bạch Quỳnh và nhà thơ Thy Hậu. Họ là học trò cũ của Thầy.Cách nay 50 năm, anh Phạm Tất Hanh có thời phải bôn ba xứ người, dạy học tại trường Kim Thông Quảng Ngãi, kiếm tiền chu cấp cho ba người em tu học. Nhạc sĩ, nhà thơ Cao Huy Hoàng tâm sự:
    _Mình với Thế Thông mới khám phá ra linh đạo của Phạm Tất Hanh.
    _Bật mí tí coi.
    _“Cho đi, cho đi và cho đi”.
    _Ồ, sao mà đúng quá! Câu này tóm gọn cả cuộc đời Phạm Tất Hanh.
    Thầy cho đi rất nhiều thứ: gương sáng, nhân cách, lòng đạo đức, yêu người, tình người, tình bạn, sự cảm thông, kiến thức, sức khỏe, thời giờ, giúp đỡ tinh thần, giúp đỡ vật chất…Những ai ở gần hay đã từng gặp Thầy, đều cảm nhận điều đó. Cả cuộc đời Thầy là tấm bánh bẻ ra cho mọi người. Thầy lập Học bổng Nguyễn Trường Tộ để giúp đỡ học sinh nghèo, quĩ hỗ trợ nữ tu Việt Nam, quĩ hỗ trợ dòng Phanxicô Hoa Kỳ…Thầy đỡ đầu cho nhiều học sinh và nữ tu. Một số em du học Hoa Kỳ đã thành tài. Con gái bác trương Ngữ được Thầy lo cho đi du học, đã tốt nghiệp, cháu đến thăm Thầy và bị xốc vì phòng Thầy ở chỉ bằng cái lỗ mũi, vừa vặn kê chiếc giường nhỏ và bàn viết. Cháu phải chồng sách vở lên mới kiếm được chỗ ngồi. Được tin Thầy mất, cháu mua vé về dự lễ an táng nhưng không kịp, mấy ngày sau mới về viếng mộ.


    Cha Phạm Cao Thanh kể lại sau lần sang Mỹ thăm Anh:
    _“Thương Anh sống cơ cực, “ở nhà ống, ăn cơm chỉ”. Nhà bé như cái ống bơ. Đói thì ra quán chỉ món này món kia đem về phòng ăn thui thủi một mình. Anh dạy học, được bao nhiều tiền, một phần đóng thuế, một phần trả tiền nhà, còn bao nhiêu ky cóp gửi về Việt Nam giúp học sinh nghèo. Ngoài giờ dạy học, Anh tham gia dạy giáo lý, ca đoàn Magnificat, Cursillo, thư ký nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, Truyền hình Ánh Sáng Niềm Tin...


    Môi trường làm việc của Anh có rất nhiều cơ hội để tìm người bạn đời, nhưng vì quá bận rộn trăm công nghìn việc, anh không có thì giờ nghĩ đến bản thân. Quần áo cũng không có giờ giặt, còn đâu lo việc vợ con. Mỗi đêm, Anh làm việc tới 2,3 giờ sáng mới đi ngủ.Tôi thấy Anh sống tội quá, nhưng cũng được an ủi vì Anh khỏe mạnh, không bệnh tật gì. Nếu ốm đau thì ai chăm sóc cho. Nhưng sức người có hạn. Tuổi cao, làm việc quá độ, ăn ngủ thiếu thốn. Điều phải đến đã đến…”


    Thánh lễ an táng diễn ra trong bầu khí linh thiêng và sốt sắng do bào đệ của Thầy_ Cha Phạm Cao Thanh chủ sự với 10 Cha đồng tế. Đây là điều đặc biệt, vì chỉ có ông bà cố linh mục hay tu sĩ mới có vinh dự đó.
    Đưa Thầy ra nơi an nghỉ cuối cùng, ngoài họ hàng và bạn bè, tôi thấy nhiều phụ nữ đội lúp, nhiều thanh niên đeo cổ col và rất nhiều áo trắng không đeo tang. Đó là những người cách nay 20 năm từng được Thầy chia xẻ kiến thức, tình người và lòng đạo đức.
    Giây phút chia ly, hàng ngàn người đứng lặng tiễn đưa Thầy ANTONIUS PHẠM TẤT HANH về cõi vĩnh hằng, sau một đời cho đi và phục vụ. Tôi nghe thấy tiếng từ trời:

    “Hỡi kẻ được Cha Ta chúc phúc,
    hãy đến lãnh nhận Nước Trời ,
    vì xưa Ta đói ngươi cho ăn,
    Ta khát ngươi cho uống,
    Ta trần truồng ngươi cho mặc…”




    MaiNguyenVu




Về Đầu Trang Go down
Teresa
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Teresa

Tổng số bài gửi : 283
Điểm NHIỆT TÌNH : 571
Ngày tham gia : 14/11/2009

PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ   PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ EmptyWed Dec 05, 2012 11:47 am




    Cảm ơn chú Mai Nguyên Vũ đã gửi bài viết có giá trị, qua bài này mọi người sẽ hiểu được con đường phục vụ của thày kính yêu của chúng ta.



    Teresa




Về Đầu Trang Go down
MaiNguyenVu
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 242
Điểm NHIỆT TÌNH : 502
Ngày tham gia : 08/05/2010
Job/hobbies : Sáng Tác nhạc, truyện ngắn
Tâm trang : Vui

PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Vide
Message reputation : 100% (1 vote)
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ   PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ EmptyWed Dec 05, 2012 2:13 pm




    Trong dịp lễ giỗ này, xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn ANTÔN PHẠM TẤT HANH.



    MaiNguyenVu




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ   PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

PHẠM TẤT HANH, MỘT ĐỜI CHO ĐI VÀ PHỤC VỤ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: NHẠC SĨ THÁNH CA GIA KIỆM :: Antonius PHẠM TẤT HANH-
free counters