Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu) Sudieptutroi

 

 Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
giusedan.tk
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN
giusedan.tk

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 27
Điểm NHIỆT TÌNH : 91
Ngày tham gia : 29/10/2009
Đến từ : Gx TTTM Trà Kiệu - Gp Đà Nẵng
Job/hobbies : IT
Tâm trang : OPEN

Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu) Vide
Bài gửiTiêu đề: Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu)   Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu) EmptySat Jan 30, 2010 8:39 pm




    Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C


    4th Sunday -C- January 31, 2010
    Jeremiah1:4-5, 17-19; Psalm71;1 Corinthians12:31- 3:13; Luke 4: 21-30

    By: Jude Siciliano, OP
    CHÚA NHẬT 4 Tn -C- 31-1- 2010
    Gr1:4-5, 17-19; Tv: 71;1 Cr 12:31- 3:13;
    Luke 4: 21-30

    Lm. Jude Siciliano, OP

    Đời Sống Của Chúng Ta
    Phải Là Lời Đáp Trả Tỉnh Yêu Không Loại Trừ Của Thiên Chúa


    We are reminded today, by our Jeremiah and Luke readings, that the prophet’s task is not easy. Jeremiah sets the stage for our gospel as he narrates the call he received from God. While he was still in the womb! "Before you were born I dedicated you, a prophet to the nations I appointed you." Poor Jeremiah, something he will face in his prophetic role threatens to "crush" him. If he’s not to be overwhelmed, he will have to rely on the One who has called him from the womb for his mission.

    Hôm nay, tiên tri Giê-rê-mi-a và Thánh Lu-ca nhắc nhớ chúng ta rằng nhiệm vụ của các ngôn sứ chẳng dễ dàng chút nào. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã tạo nền cho đoạn tin mừng của chúng ta khi ông thuật lại tiếng Thiên Chúa đã gọi ông, từ khi ông còn trong lòng mẹ! “Trước khi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đã đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân”. Thật đáng thương cho Giê-rê-mi-a, trong vai trò ngôn sứ đôi lúc ông cũng phải đối mặt với mối đe dọa bị nghiền nát. Và ngay cả khi không bị thúc ép thì ông vẫn phải nương tựa vào Chúa ngay từ khi còn trong lòng mẹ để thi hành sứ vụ.

    Jeremiah’s task will be difficult indeed! He will resist his very own people; confront Judah’s kings, priests and people. He will need what only God can do for him: make him a "pillar of iron, a wall of brass against the whole land...." Like Jeremiah, we too have been formed by God, starting with our baptism, to be a prophetic people. Like the prophet we might want to hide from God and the mission we are given(1:6-Cool, nevertheless, God is sending us to speak out when we encounter injustice of any kind.

    Nhiệm vụ của Giê-rê-mi-a quả thật là khó khăn! Ông buộc phải chống lại chính dân mình, phải đương đầu với các vua của Giu-đa, các tư tế và cả dân chúng. Ông sẽ cần điều mà chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm cho ông: biến ông trở thành “cột sắt tường đồng chống lại cả xứ…” Như Giê-rê-mi-a, chúng ta đã được Thiên Chúa nhào nắn để trở thành một dân ngôn sứ, từ lúc chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Giống như các ngôn sứ, có thể chúng ta cũng muốn tránh khỏi lời mời gọi của Thiên Chúa và không muốn lãnh nhận sứ vụ mà Người trao cho chúng ta (1,6-Cool, dẫu thế, Thiên Chúa thúc giục chúng ta đến lên tiếng mỗi khi chúng ta gặp phải bất ký bất công nào.


    The second reading from First Corinthians is probably overly-familiar. We’ve heard it at almost every wedding we’ve attended. The atmosphere at a wedding makes the reading sound like a romantic Hallmark card. But the love Corinthians proclaim is, in fact, a prophetic love. It calls us to love the nice people, but also those who repel us; the gentle, but also the violent; the educated and genteel, but also the illiterate and rough-hewn; those oppressed, but also their oppressors; those who have helped us or our family members, as well as those who have turned their backs on us when we had need.

    Bài đọc hai trích từ thư 1 Cô-rin-tô dường như đã quá quen thuộc với chúng ta. Chúng ta nghe bài đọc này gần như trong mọi lễ hôn phối. Bầu khí của buỗi lễ làm cho bài đọc có vẻ như rất lãng mạn. Thực ra, tình yêu mà thư Cô-rin-tô nói đến là tình yêu mang tính ngôn sứ. Tình yêu ấy không chỉ mời gọi chúng ta yêu những người dễ mến nhưng còn yêu cả những người chống lại chúng ta; không chỉ yêu người hiền lành nhưng cả những kẻ hung dữ; không chỉ yêu những người trí thức và giàu có nhưng còn cả những người thất học và bần cùng; không phải chỉ những người bị áp bức nhưng cả kẻ đàn áp người khác; không chỉ những người đã giúp đỡ chúng ta hoặc những người thân trong gia đình chúng ta mà cả những người quay lưng với chúng ta khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ.

    The word "love" is overused in our daily language. "I love apple pie... that new hit song... my new iPod...." The word Paul uses refers to a particular kind of love. Not the instinctual love we have for family; nor the thrilling feelings when we fall in love or are attracted to someone; nor the feelings we have for a close friend. Rather, Paul is speaking about "Agape." It’s an unconditional love, the way God loves us. Agape means we have another’s best interest at heart; whether they respond or not; whether we like them or not. It is the love we are capable of because we have received the Spirit of Jesus. Like him our love can be prophetic, as it mirrors the inclusive love God has for all people–whether they respond to God’s love or not.

    Từ “yêu” thực đã bị lạm dụng trong ngôn ngữ thường ngày của chúng ta. Chẳng hạn: “tôi yêu bánh nhân táo… tôi yêu bản nhạc hot…. tôi yêu cái máy I-pod đang thời trang nhất…” Hạn từ yêu mà Thánh Phao-lô sử dụng nhắm đến một tình yêu cụ thể. Không phải thứ tình yêu bẩm sinh mà chúng ta có đối với những người thân, cũng không phải là cảm giác rung động khi chúng ta bị ai đó hớp hồn, cũng không phải là tình cảm dành cho người bạn thân. Hơn thế nữa, thánh Phao-lô muốn nói đến tình yêu “Agape.” Đó là tình yêu vô điều kiện, chính là cách mà Thiên Chúa yêu chúng ta. Agape nghĩa là chúng ta luôn dành cho người khác một chỗ đặc biệt trong trái tim, dù cho chúng ta có thích họ hay không hoặc họ có đáp trả lại tình yêu đó hay không. Vì chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí của Đức Giê-su nên đây là thứ Tình yêu mà chúng ta hoàn toàn có thể có được. Giống như Đức Giê-su, tình yêu của chúng ta cũng mang tính ngôn sứ vì nó phản chiếu tình yêu không loại trừ của Thiên Chúa dành cho mọi người, không kể việc người đó có đáp lại tình yêu của Người hay không.

    In today’s gospel we just walked in on the second half of the conversation between Jesus and the people worshiping in the synagogue in Nazareth. We heard the first part last Sunday. Things are heating up fast; in fact, by the end of the conversation people are ready to kill Jesus. He just told them he was anointed by God’s Spirit. He quotes the prophet Isaiah to describe his mission, telling them he has come to "preach good news to the poor, proclaim release to captives, recovery of sight to the blind and liberty to the oppressed." And after he said this he announced, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing."

    Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta chỉ đi vào phần thứ hai của cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và những người đang cầu nguyện trong Hội đường Na-gia-ret. Chúng ta đã nghe phần đầu của đoạn Tin mừng này vào Chúa nhật trước. Sự việc chẳng mấy chốc trở nên căng thẳng, vào cuối đoạn đối thoại người ta đã sẵng sàng giết Đức Giê-su. Người bảo với họ rằng Người đã được Thần Khí của Thiên Chúa xức dầu. Người đọc đoạn trích của tiên tri I-sai-a để mô tả sứ vụ của mình, và nói với họ Người đến để “loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù được sáng mắt, và trả lại tự do cho người bị áp bức.” Rồi Người nói tiếp “ngày hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe.”

    You could almost hear the people sighing with relief. For so long they had been subject to oppression and abuse at the hands of Egyptians, Assyrians and Babylonians. Finally they were hearing that God was coming to release them; finally, that thought, God would overcome and punish their enemies. They have a long list of justifiable grievances against their many oppressors. God was their only and last resort for help. Since they were the "chosen people" they anticipated that God would eventually act decisively on their behalf. After all weren’t the enemies of God’s chosen people also the enemies of God? And didn’t they deserve punishment? Isn’t that the way the logic works?

    Gần như quý vị nghe được tiếng dân chúng thở phào nhẹ nhõm. Vì họ đã chịu sự đàn áp và ngược đãi của người Ai Cập, At-si-ri và Ba-by-lon quá lâu. Cuối cùng họ đã nghe biết việc Chúa đã đến để giải thoát họ. Rốt cuộc, dân chúng nghĩ Thiên Chúa sẽ chiến thắng và trừng phạt kẻ thù của họ. Họ có cả một chuỗi dài những kêu than chính đáng chống lại sự bất công đến từ phía những kẻ đàn áp họ. Thiên Chúa chỉ là kế sách cuối cùng để giúp đỡ họ. Vì họ là “dân được chọn,” họ đoán trước rằng Thiên Chúa dứt khoát sẽ hành động thay cho họ. Sau cùng, chẳng phải những người chống lại dân của Thiên Chúa cũng là những kẻ thù của Ngài đó sao? Và chúng chẳng lẽ không đáng bị trừng phạt ư? Chẳng phải như thế mới là hợp lý sao?

    But if they were paying close attention they would have realized that, in his reading from Isaiah, Jesus left out a line from the prophet; a line they wanted and expected to hear from someone who was supposed to help them break the bonds of their oppressors. What Jesus did not include in the quote was its closing reference to, "the day of vengeance from the Lord to comfort all who mourn" (Isaiah 6:12). Jesus does not promise vengeance from God. Nor can they claim, Jesus tells them, special privilege just because of their birth. He illustrates this latter point by the words and actions of two of their most renowned prophets, Elijah and Elisha.

    Nhưng nếu họ thực sự chú ý, họ ắt phải nhận ra rằng khi trích sách của ngôn sứ I-sai-a Đức Giê-su đã bỏ qua một câu; một câu mà họ muốn và chờ đợi để nghe từ một nhân vật có thể giúp họ phá bỏ những gánh nặng của kẻ áp bức. Những gì Đức Giê-su bỏ qua không trích dẫn ám chỉ đến “ngày Đức Chúa báo thù để an ủi tất cả những ai sầu khổ”. Đức Giê-su không hứa rằng Thiên Chúa sẽ báo oán. Ngài cũng không hành động như ý họ muốn. Như Đức Giêsu nói với họ, họ chẳng thể nào đòi hỏi được đặc ân chỉ vì dòng dõi của họ. Người minh họa những điểm này bằng lời và hành động của hai ngôn sứ quen thuộc với họ là hai ông Ê-li-a và Ê-li-sa.


    Jesus cites the story of the pagan widow of Zarephath who was helped by the prophet Elijah during a famine. To make matters worse Jesus also alludes to another pagan, the army commander Naaman, a military leader of the very nation that was enslaving Israel. Jesus reminds his listeners that this pagan, an enemy, was cured by their own prophet Elisha! Using the example of the prophets of old, Jesus reminds the people that their God reaches out to all peoples. The chosen people themselves were to be a prophetic sign to the world of God’s loving embrace – even of their enemies. But the synagogue-goers that day missed or forgot the primary message that had been revealed to them through their prophets – of God’s expansive love

    Đức Giê-su kể câu chuyện về bà góa dân ngoại thành Xa-rép-ta đã được tiên tri Ê-li-a giúp đỡ trong một nạn đói. Sự việc trở nên tệ hơn khi Đức Giê-su nói đến một người ngoại giáo khác là Na-a-man, người chỉ huy quân đội, một nhà lãnh đạo quân sự của chính đất nước đang thống trị It-ra-en. Đức Giê-su muốn những người đang lắng nghe biết rằng người ngoại giáo này, một kẻ thù, cũng đã được vị ngôn sứ của họ là Ê-li-sa chữa lành. Lấy các ví dụ từ trong sách ngôn sứ thời xưa, Đức Giê-su muốn nhắc họ hiểu rằng Thiên Chúa của họ quan tâm tới tới tất cả mọi dân nước. Chính dân được chọn trở nên dấu chỉ báo trước về một thế giới được tình yêu bao la của Thiên Chúa bao bọc – ngay cả với kẻ thù của họ. Thế nhưng, những người có mặt trong Hội đường hôm đó đã bỏ lỡ hay quên mất sứ điệp chính yếu được mặc khải cho họ qua các ngôn sứ về tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa.

    What had the widow done to deserve God’s favor? Nothing! What did Naaman do to be cured of his leprosy by God? Nothing! Jesus’ message is about a God who will favor outsiders. Jesus praises even pagans who are open to receive God’s help. Birthright and privilege had nothing to do with.

    Bà góa kia đã làm gì để xứng đáng được Thiên Chúa thi ân giáng phúc? Chẳng gì cả! Na-a-man đã làm gì để được Thiên Chúa chữa lành bệnh hủi cho? Chẳng gì cả! Sứ điệp của Đức Giê-su nói về một Thiên Chúa quan tâm cả đến những người dân ngoại. Thậm chí, Đức Giê-su còn khen ngợi những người dân ngoại biết mở lòng ra đón nhận sự trợ giúp của Thiên Chúa. Quyền thừa kế và đặc quyền chẳng thể làm được gì.

    Jesus is speaking to people in a synagogue, to religious observers like us. He is inviting them and us to recognize God’s all-embracing love and celebrate, not criticize it. Hear in the prayers of our Eucharist today how embracing is God’s forgiveness for all people; not because we deserve it, but because God has decided to favor us in Jesus, the prophetic sign of God’s love. Paul experienced that love on the road to Damascus and it changed his life. That’s why he instructed the Corinthians to express the love they received from God by loving others with an "agape love."

    Đức Giê-su đang nói với những người trong Hội đường, với những người sùng đạo như chúng ta. Ngài không chỉ trích họ nhưng mời gọi họ và cả chúng ta nữa nhận ra tình yêu hải hà của Thiên Chúa và để tán dương chứ không phải để bình phẩm tình yêu ấy. Trong lời nguyện Thánh Thể hôm nay, chúng ta sẽ nghe biết sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho con người thật lớn lao biết bao! không phải vì chúng ta chúng ta xứng đáng, nhưng vì Thiên Chúa đã quyết định thi ân cho chúng ta trong Đức Giê-su, là dấu chỉ báo trước tình yêu của Người. Thánh Phao-lô đã cảm nghiệm được tình yêu đó trên đường Đa-mát và chính tình yêu ấy đã biến đổi cuộc đời của ngài. Đó là lý do thánh Phao-lô khuyên giáo đoàn Cô-rin-tô hãy diễn tả tình yêu mà họ đã lãnh nhận từ Thiên Chúa qua việc yêu thương người khác bằng một “tình yêu Agape” – “tình yêu cho đi.”

    The people in the synagogue may have also been anticipating special treatment when they ask, "Isn’t this the son of Joseph?" Luke says they "spoke highly of him and were amazed at the gracious words that came from his mouth." Since he was a "hometown boy," they may have been looking for special benefits to come upon them as his neighbors and townsfolk–a share in his glory. Shouldn’t they be first to receive from the list of blessings God had promised Israel? If the physician has healings to give, shouldn’t his neighbors be the first to receive them?


    Những người trong hội đường có thể cũng đã đoán được một sự biệt đãi dành cho họ khi hỏi : “Người này chẳng phải là con ông Giu-se sao?” Thánh Lu-ca cho biết họ đã “tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.” Vì Đức Giê-su là “người cùng làng” nên họ chờ đặc ân được ban cho họ nghĩa là được chia sẻ vinh quang với Người, vì họ là những hàng xóm láng giềng, đồng hương với Người. Chẳng phải họ là những người đầu tiên sẽ nhận được ân sủng của Thiên Chúa nhân lành như Ngài đã hứa với dân It-ra-en sao? Nếu thầy thuốc có được phương dược chữa lành, chẳng phải hàng xóm của Đức Giê-su sẽ là những người trước tiên được nhận sao?


    A disturbing aspect of today’s gospel is that the people who were ready to hurl Jesus off the brow of the hill were religious people. They were observing the Sabbath. It raises then the question for us: how do we resist, no matter how subtly, living the gospel we profess? Do we see ourselves as a special or privileged people, somehow worthy of God because of our religious observances? Or, have we responded to God’s free gift of love by finding ways to share it with the outsider, even when we meet resistance from those around us. In terms of the today’s biblical images: who is the widow of Zarephath, or the leper and foreigner Naaman, the ones outside our usual comfort zone, we are called to love?


    Điều trớ trêu trong bài Tin Mừng hôm nay là chính những người muốn đẩy Đức Giê-su xuống vực thẳm lại là những người đạo đức. Họ là những người vẫn đang giữ ngày Sa-bat. Điều này khiến chúng ta thắc mắc: làm thế nào chúng ta có thể chịu đựng và sống được tin mừng mà chúng ta đã tuyên xưng các đàng hoàng? Chúng ta có tự nhận mình là những con người đặc biệt và được hưởng những ân huệ từ Thiên Chúa nhờ những thực hành tôn giáo hay không? Hoặc, chúng ta có đáp trả món quà tình yêu nhưng không của Thiên Chúa bằng việc tìm cách chia sẻ cho người khác ngay khi chúng ta gặp phải những kháng cự từ những người chung quanh hay không? Với những hình ảnh của kinh thánh hôm nay thì : Đâu là bà góa thành Xa-rép-ta, hoặc ai là Na-a-man - người phong hủi và ngoại giáo, những người nằm ngoài phạm vi quan tâm thông thường của chúng ta, mà chúng ta được mời gọi để yêu thương họ?

    Lm. Jude Siciliano, OP
    HVĐM Gò Vấp chuyển ngữ
    [flash][/flash]



    giusedan.tk




Về Đầu Trang Go down
 

Bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Thường Niên – Năm C ( song ngu)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: 
SỐNG LỜI CHÚA
-
free counters