Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
"CÔNG GIÁO" LÀ GÌ? Sudieptutroi

 

 "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ThangPham
Cấp bậc
Cấp bậc


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 210
Điểm NHIỆT TÌNH : 723
Ngày tham gia : 17/03/2010
Đến từ : Kien Giang
Job/hobbies : Etudiant
Tâm trang : Comme ci Comme ca

"CÔNG GIÁO" LÀ GÌ? Vide
Bài gửiTiêu đề: "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ?   "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ? EmptyWed Aug 18, 2010 6:34 am




    "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ?

    Từ „công giáo“ được dịch từ tiếng La Tinh „catholicus“ (phổ quát), có xuất xứ từ nguyên ngữ Hy Lạp „katholikós“, có nghĩa là „toàn thể“. Dọc theo lịch sử Giáo Hội Công Giáo tính từ này đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ở đây chỉ xin đóng góp ý kiến về một vài khía cạnh.

    Tên gọi „Đạo Công Giáo“ tại Việt Nam đã tạo nên một số hiểu lầm, kể cả bực bội, thù ghét ; nhất là từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Nhiều Phật Tử, đã cho rằng, ông Diệm (hoặc ai đó) đã gọi „Đạo Thiên Chúa“[1] là „Đạo Công Giáo“ như là một cách để „hợp thức hóa“ Công Giáo như một thứ „quốc giáo“! Điều này hiển nhiên là không đúng.

    Thuật ngữ „công giáo“ đã được Ignations von Antiochien (qua đời năm 117) xử dụng lần đầu vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên (!), để chỉ thuộc tính căn bản của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô. Công Đồng Nizea (năm 325) và sau đó là Công Đồng Konstantinopel (năm 431) đã chính thức coi „công giáo“ là một trong bốn nội dung căn bản thuộc tính của Giáo Hội „Tôi tin có Giáo Hội duy nhất, thánh (thiện) [2], công giáo, và tông truyền“ – kinh „Tin Kính“.

    Tính từ „công giáo“ vì thế trước tiên hết có nội dung thần học. Ta hãy đọc vài đoạn Tân Ước:

    Trích đoạn từ sách „Tông Đồ Công Vụ“:

    9 Hôm sau, đang khi họ đi đường và đến gần Gia-phô, thì ông Phê-rô lên sân thượng cầu nguyện; lúc đó, vào khoảng giờ thứ sáu.10 Ông thấy đói và muốn ăn. Đang khi người ta dọn bữa thì ông xuất thần.11 Ông thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, đang được thả xuống đất.12 Trong đó có mọi giống vật bốn chân và rắn rết sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời.13 Có tiếng phán bảo ông: "Phê-rô, đứng dậy, làm thịt mà ăn! "14 Ông Phê-rô thưa: "Lạy Chúa, không thể được, vì không bao giờ con ăn những gì ô uế và không thanh sạch."15 Lại có tiếng phán bảo ông lần thứ hai: "Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế."16 Việc ấy xảy ra đến ba lần, và lập tức vật ấy được đưa lên trời. (TĐCV, chương 10, 9-18)

    34 Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào.35 Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. (TĐCV, chương 10, 34-35)



    44 Ông Phê-rô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa.45 Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phê-rô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa,46 bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ ông Phê-rô nói rằng:47 "Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ? " (TĐCV, chương 10, 44-47)

    44 Ngày sa-bát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa.45 Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ ông.46 Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại.47 Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất." (TĐCV, chương 13, 44-47)

    Trích đoạn từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma:

    16 Nếu cái bánh đầu tiên mà thánh thì cả khối bột làm bánh cũng vậy; nếu rễ cây mà thánh, thì cành cây cũng vậy.17 Một số cành cây ô-liu đã bị chặt đi, còn bạn là ô-liu dại đã được tháp vào đó, và cùng được hưởng sự sống dồi dào từ rễ cây ô-liu chính. (Roma, chương 11, 16-17)

    16 Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp. (Roma, chương 1, 16)

    25 Còn phép cắt bì, đã hẳn là có ích, nếu bạn thi hành Lề Luật. Nhưng nếu bạn vi phạm Lề Luật, thì bạn có được cắt bì cũng kể như không cắt bì.26 Trái lại, nếu người không được cắt bì mà giữ những điều Luật dạy, thì tuy họ không được cắt bì, Thiên Chúa chẳng coi họ như đã được cắt bì sao? (Roma, chương 2, 25-26)

    28 Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy.29 Hay là Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của người Do-thái thôi? Thiên Chúa không là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa sao? Có chứ! Người cũng là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa, (Roma chương 3, 28-29)

    Ngay từ những ngày đầu của sứ mạng rao giảng, các tông đồ đã gặp phải những vấn nạn: rao giảng chỉ cho người Do Thái, hay cho cả dân ngoại? Khi dân ngoại chịu Phép Rửa và tin theo thì họ có phải giữ lề luật của Môisen không?

    Những trích đoạn trên cho thấy rằng, xung đột tư tưởng này không nhỏ. Bởi lẽ, mục tiêu rao giảng ban đầu chỉ là dân Do Thái (các môn đồ của Chúa Giêsu cũng là người Do Thái, Phaolô mang quốc tịch Rôma). Đó là khó khăn thứ nhất: „46 Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại.47 Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất." (TĐCV, chương 13, 46-47)

    Khó khăn thứ hai liên quan đến „lề luật“. Lề luật ở đây chính là luật mà Môisen đã được Giavê trao cho trên núi Sinai. Các tranh luận về „cắt bì“, „ngày Sabát“, „thức ăn ô uế hay trong sạch“ đều xuất phát từ điểm này: „10 Ông (Phêrô) thấy đói và muốn ăn. Đang khi người ta dọn bữa thì ông xuất thần.11 Ông thấy trời mở ra và một vật gì sà xuống, trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, đang được thả xuống đất.12 Trong đó có mọi giống vật bốn chân và rắn rết sống trên đất, cùng mọi thứ chim trời.13 Có tiếng phán bảo ông: "Phê-rô, đứng dậy, làm thịt mà ăn! "14 Ông Phê-rô thưa: "Lạy Chúa, không thể được, vì không bao giờ con ăn những gì ô uế và không thanh sạch."15 Lại có tiếng phán bảo ông lần thứ hai: "Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế."16 Việc ấy xảy ra đến ba lần, và lập tức vật ấy được đưa lên trời.“ (TĐCV, chương 10, 10-18).

    Sự đồng thuận của các tông đồ, nhất là của Phêrô và Phaolô, đã xác minh tính „phổ quát“ (universalis, katholikós) của niềm tin Kitô Giáo, hiểu theo nghĩa không phải chỉ là tôn giáo nằm trong phạm vi Do Thái nhưng là cho cả muôn dân.

    Theo thiển ý của tôi, đây là nguyên ủy sâu xa nhất của tính từ „công giáo“. Tính từ „công giáo rôma“ (ta gọi là Công Giáo La Mã [3]) dùng để phân định với „công giáo cổ“ (altkatholisch) – hình như chỉ còn ở Đức vả ở Hoa Kỳ.

    JB Lê Văn Hồng

    Hamburg, 07.08.2010


    [1] Gọi đạo Công Giáo là „đạo Thiên Chúa“ thì chỉ đúng một phần. Tất cả các tôn giáo „độc thần“ (thờ một chúa), có nguồn gốc từ tổ phụ Abraham đều là những đạo Thiên Chúa. Các đạo này gồm có: Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo – bên Tin Lành quen gọi là Cơ Đốc Giáo - (Công Giáo, Chính Thống, các hệ phái Tin Lành, Anh Giáo). Hai từ ngữ Kitô và Cơ Đốc là hai cách „dịch“ khác nhau của từ „cristo, Christus, Christ“ - đấng cứu thế.



    [2] Bản Kinh Tin Kính tiếng Việt viết là „Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền“. Trong từ „hội thánh“ đã có chữ „thánh“ (holy, sacred, heilig). Ngoài ra „thánh“ và „thiện“ là hai khía cạnh khác nhau. Giáo Hội là „thánh“, nhưng chưa hẳn đã „thiện“, hiểu theo cả hai nghĩa trần thế và thần học. Theo thần học, thì Hội Thánh gồm ba thành phần: các tín hữu, các thánh và các linh hồn nơi luyện ngục. Như thế Hội Thánh chưa thể „thiện“! Hiểu theo nghĩa trần thế thì con người chỉ „nhân chi sơ tính bản thiện“ (?) thôi, chứ việc đi tìm cái „thiện“ (chẳng hạn trong chân, thiện, mỹ) cũng còn gian nan lắm!

    [3] Người Tàu không phát âm được chữ „R“ nên khi cha ông ta dùng Hán Việt thì Roma đã biến thành La Mã!

    Tác giả: JB Lê Văn Hồng



    ThangPham




Về Đầu Trang Go down
http://ttoantin.co.cc/
John Duong
Cấp bậc: BINH VIỆN
Cấp bậc: BINH VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 17
Điểm NHIỆT TÌNH : 77
Ngày tham gia : 11/06/2010
Job/hobbies : Phát hành-xuất bản ấn phẩm
Tâm trang : Điềm tĩnh

"CÔNG GIÁO" LÀ GÌ? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ?   "CÔNG GIÁO" LÀ GÌ? EmptyWed Aug 18, 2010 12:25 pm




    Tôi xin được bổ sung.
    Công giáo là thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo. Nó có xuất xứ từ chữ Hi Lạp καθολικος có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:

    * Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma, "Công giáo" thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội này.
    * Trong cách dùng không chính thức, thuật ngữ này có thể được giới hạn thêm nữa để chỉ các thành viên, truyền thống hay thần học của nghi lễ La Tinh thuộc Giáo hội Công giáo Rôma.
    * Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ mọi giáo hội 'Công giáo về bản chất' qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền vì đã ở phía Công giáo trong cuộc Đại li giáo, như Giáo hội Công giáo Cổ (tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870) hay Giáo hội chính thức của Anh.
    * Nó lần đầu được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo.

    Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng dể dịch chữ καθολικος, Catholica (Catholique), với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Ngoài ra, Công giáo tại Việt Nam còn được gọi là đạo Gia Tô, Thiên Chúa giáo hoặc Kitô giáo.
    .....
    Thiên Chúa giáo có nhiều nhành nhưng Công giáo là nhánh lớn nhất và chính xác nhất
    CÔng giáo ý chỉ tôn giáo của chung nhưng người ngoại đạo không thờ Chúa nên không công nhận



    John Duong




Về Đầu Trang Go down
 

"CÔNG GIÁO" LÀ GÌ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
-
free counters