Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Các bài suy niệm CN 32B Sudieptutroi

 

 Các bài suy niệm CN 32B

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:01 pm




    Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN - B
    Lời Chúa: 1V. 17, 10-16; Dt. 9, 24-28; Mc. 12, 38-44
    1. Bỏ vào tất cả.


    (Trích trong ‘Manna’)

    Suy Niệm

    Khó lòng nhận ra đồ giả trong các món hàng. Ta thường đánh giá một sản phẩm dựa trên mẫu mã, nên dễ bị đánh lừa về chất lượng.



    Thật ra đồ giả cũng có ở nơi con người. Làm cho mình trẻ hơn nhờ trang điểm, tốt hơn nhờ ăn nói. Làm cho mình có dáng trí thức hơn, quý phái hơn để chiếm được lòng tin, lòng quý mến của người khác.

    - Có loại người giả hình dạy một đàng, làm một nẻo, bắt người khác làm những điều mình chẳng bao giờ làm, mạt sát người khác về những tội mình không tránh khỏi.

    - Có loại người giả hình rất tử tế với người ngoài, còn sống với người trong nhà thì không ai chịu nổi.

    Nói chung mọi thứ giả hình đều không thật.



    Đức Giêsu cảnh giác chúng ta về thứ giả hình đạo đức: "Anh em hãy coi chừng...", kẻo lại giống một số kinh sư. Đức Giêsu cố ý ngồi đối diện với thùng tiền ở Đền Thờ. Ngài tò mò muốn xem đám đông bỏ tiền ra sao. Những người giàu bỏ nhiều hơn cả. Nhưng Ngài lại xúc động khi thấy một bà goá nghèo rón rén bỏ vào thùng hai đồng xu nhỏ. Ngài quả quyết trước mặt các môn đệ: "Bà goá này đã bỏ nhiều tiền hơn người khác, vì mọi người lấy từ cái dư thừa mà bỏ vào, còn bà, bà lấy từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào tất cả những gì bà có, tất cả của nuôi thân."



    Các môn đệ ngỡ ngàng trước cách đánh giá của Đức Giêsu, cách nhìn con người dựa trên tấm lòng của họ. Bà goá bỏ tiền ít hơn mọi người, nhưng dưới mắt Đức Giêsu, bà đã bỏ nhiều hơn cả, vì bà đã bỏ tất cả.



    Lối đánh giá của Đức Giêsu đòi ta xét lại lối đánh giá của mình về người khác.

    · Có khi chúng ta ca ngợi một người chỉ vì người ấy đã có những đóng góp lớn lao, đã đem lại những kết quả cụ thể, rõ ràng.

    · Có khi chúng ta chê một người vì người đó kém cỏi, thiếu năng lực. Tiếng khen chê của ta thường dựa trên hiệu quả bề ngoài, và ít đụng đến phần nội tâm sâu thẳm.



    Lối đánh giá của Đức Giêsu cũng đòi ta xét lại lối đánh giá của mình về chính mình. Tôi xao xuyến khi bị chê, tự mãn khi được khen. Tôi quá trọng dư luận đến nỗi trở nên nô lệ cho dư luận. Thật ra tôi cần đánh giá mình dựa trên cái nhìn của Chúa. Chúa thấy tôi thế nào thì tôi là thế ấy.



    Điều quan trọng khiến tôi bận tâm đó là tôi có dâng tất cả bản thân cho Chúa không, chẳng giữ lại gì cho mình, dù chỉ một xu nhỏ. Cần rất nhiều liều lĩnh khi bỏ nốt đồng xu cuối cùng để thực sự trở nên người tín thác trọn vẹn vào Chúa.



    Gợi Ý Chia Sẻ

    · Có khi nào bạn đánh giá sai người khác không? Có khi nào bạn bị lừa vì cái bề ngoài của người khác không?

    · Mỗi người đều ít nhiều có tính giả hình. Làm sao có thể sống thành thật với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa?



    Cầu Nguyện

    Lạy Chúa Giêsu, khi đến với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.



    Khi đến với Chúa, chúng con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.



    Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn. Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa nhau, đánh lừa Chúa và chính mình.



    Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:04 pm




    2. Cho.


    Có một cặp vợ chồng trở về quê thăm họ hàng. Họ xuống xe, đi bộ được một quãng thì trời đổ mưa tầm tã. Đêm đã khuya mà họ thì lại không quen thuộc đường lối. Thế là họ bèn gõ cửa một căn nhà có ánh đèn hắt ra. Khi họ bước vào thì gặp hai ông bà già. Trước lời xin trú ngụ qua đêm của cặp vợ chồng, hai ông bà đã vui vẻ nói: Được lắm, chúng tôi có sẵn một căn phòng trống.



    Sáng hôm sau, cặp vợ chồng dậy sớm và chuẩn bị ra đi. Vì không muốn quấy rầy chủ nhà, người vợ đặt mấy chục ngàn lên bàn, rồi rón rén mở cửa bước ra. Và họ thực sự bỡ ngỡ khi nhìn thấy hai ông bà già đang co ro nằm ngủ trên sàn nhà. Thì ra hai ông bà già này đã nhường chỗ cho cặp vợ chồng trẻ. Còn mình thì phải nằm ngủ dưới đất.



    Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng sáng hôm nay, và chúng ta nhận thấy: giống như bà góa, đôi vợ chồng già không phải cho đi phần thừa thãi, mà cho đi chính nguồn sống ít ỏi của mình. Họ cho đi một cách quảng đại, vui vẻ và thực lòng. Nếu suy nghĩ, chúng ta thấy có ba cách cho đi.

    - Cách thứ nhất là cho đi một cách bất đắc dĩ. Những người này thường nói: Tôi bực bội vì phải cho đi. Tôi miễn cưỡng phải cho đi.

    - Cách thứ hai là cho đi vì bổn phận. Những người này thường bảo: Tôi buộc phải cho. Họ cho đi mà lòng nặng trĩu vì bổn phận trói buộc.

    - Sau cùng cách thứ ba đó là cho đi với tình yêu thương. Những người này thường vui vẻ nói: Tôi muốn cho đi. Họ cho đi với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Không phải vì ép buộc, cũng không phải vì bổn phận thúc đẩy.

    Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã cho đi như thế nào? Chúng ta thường nói: của cho không quan trọng bằng cách cho. Vậy chúng ta sẽ cho đi những gì? Chúng ta không chỉ nói đến tiền bạc mà còn nói đến việc ban tặng chính bản thân và thời giờ của mình.



    Chẳng hạn chúng ta đã dâng cho Chúa bản thân và thời gian của chúng ta vào việc thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật như thế nào? Chúng ta đã trao tặng chính bản thân và thời giờ của chúng ta cho những người thân yêu trong gia đình, cũng như cho bà con lối xóm ra làm sao?



    Chúng ta có biết cho đi với cõi lòng đầy hân hoan, với trái tim đầy quảng đại như bà góa trong Phúc âm hay không? Với một chút tế nhị và nhạy cảm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: Chúng ta có rất nhiều thứ để mà cho đi, như một bài thơ đã diễn tả: Quà tặng đẹp nhất cho kẻ thù, chính là sự tha thứ. Cho bạn bè chính là sự trung thành. Cho các em nhỏ chính là gương sáng. Cho người cha chính là lòng tôn kính. Cho người mẹ chính là tình yêu. Và cho người chung quanh chính là đôi tay của chúng ta.



    Hãy cứ cho đi một cách quảng đại, chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ chịu thua trước sự rộng rãi của chúng ta. Bởi vì, khi tôi xin một bông hoa, thì Ngài cho cả bó. Khi tôi xin một giọt nước, thì Ngài cho cả đại dương. Khi tôi xin một hạt cát, thì Ngài cho cả sa mạc. Và khi tôi xin ăn, thì Ngài ban cho cả thịt máu Ngài.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:04 pm




    3. Tấm lòng.


    Bà goá ở Sarepta thật nghèo khó nhưng đồng thời lại thật rộng lượng. Bà không còn gì ngoài một chút bột và một chút dầu đủ cho một bữa ăn đạm bạc cuối cùng, rồi cả hai mẹ con cùng chết. Thế mà bà đã sẵn lòng nhường cho vị tiên tri chiếc bánh nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá ấy. Cử chỉ quảng đại của bà đã gặp được lòng quảng đại của Thiên Chúa: Trong suốt cơn hạn hán, bột trong hũ không bao giờ cạn và dầu trong bình không bao giờ vơi. Còn bà goá trong đoạn Tin Mừng vừa nghe cũng thế. Bà nghèo tiền của nhưng giàu lòng quảng đại. Chính lòng quảng đại giữa cảnh túng thiếu đó, trước mặt Thiên Chúa, có giá trị hơn cả vàng bạc của những kẻ dư giả. Người nghèo của thường giàu lòng và Thiên Chúa thì chú trọng đến cõi lòng mỗi người hơn là đến tiền của.



    Từ hai câu chuyện trên, chúng ta thấy: Để đánh giá một ai, nhiều lúc chúng ta chỉ dựa vào tiền của. Tiền của trở nên như một thứ thước đo thông dụng, như một thú tiêu chuẩn để xác định ngôi thứ. Kẻ càng có nhiều tiền của thì càng được vị nể và càng có thế lực. Tuy nhiên, cũng có những cái không thể định giá được bằng tiền của, đó là những giá trị tinh thần và trị đạo đức, đó là phẩm chất và cõi lòng con người. Những giá trị này không tuỳ thuộc vào những gì ở bên ngoài, nhưng hệ tại những gì ở trong chính con người.



    Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, Chúa Giêsu không chú trọng đến giá trị kinh tế của hai đồng tiền nhỏ mà bà goá đã bỏ vào hòm. Chúng không là gì cả bên cạnh những đồng tiền lớn của những kẻ giàu sang. Nhưng Ngài đã chú trọng tới tấm lòng của bà, đến giá trị chủ quan của hai đồng tiền nhỏ đối với tình cảnh nghèo túng của bà và đến cách âm thầm khiêm tốn bà dâng tiền vào hòm. Chúa Giêsu không quan tâm đến của dâng cho bằng đến cách dâng và tấm lòng của người dâng. Bởi vì chính tấm lòng chúng ta mới định đoạt giá trị của những việc chúng ta làm.



    Thiện căn ở tại lòng ta. Một việc làm tốt rất có thể trở nên xấu vì lòng chúng ta không ngay thẳng, ý chúng ta không trong sáng, chẳng hạn như chúng ta làm để phô trương, để trình diễn, để lấy tiếng, để kiếm chút lợi lộc cá nhân. Trong những trường hợp ấy, chúng ta không làm việc thiện vì chính việc thiện, nhưng vì lợi ích bản thân nhân danh việc thiện mà thôi. Đó là một hình thức ích kỷ rất tinh vi, chính vì thế mà Chúa Giêsu đã dạy: Đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận giá trị thực tiễn của lễ vật hay tặng phẩm. Giá trị kinh tế cũng đáng kể nhưng chưa phải là điểm chính. Nếu được thì của nhiều, lòng nhiều là điều tốt nhất. Còn nếu không được như thế, hoàn cảnh đòi phải chọn lựa, thì của ít lòng nhiều vẫn là điều quý giá hơn. Thực ra khi lòng đã nhiều thì người ta không ngần ngại hiến dâng tối đa những gì mình có. Lòng người đi trước, tiền của theo sau.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:05 pm




    4. Ánh mắt Thiên Chúa – ĐTGM Ngô Quang Kiệt.


    Người làm sao chiêm bao làm vậy. Tâm hồn thế nào sẽ bộc lộ ra trong ánh mắt thế ấy. Hôm nay, Chúa Giêsu ngồi trước cửa đền thờ Giêrusalem quan sát những người bỏ tiền vào hòm dâng cúng trong đền thờ. Người đã thấy. Và đã phán đoán. Qua cách quan sát và phán đoán ta có thể thấy được tâm hồn của Người.



    Chúa quan tâm tới những người bé nhỏ. Hàng hàng lớp lớp người tiến đến dâng cúng. Tin Mừng thuật lại: “Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng bạc Rôma”. Thật lạ lùng. Biết bao nhiêu người Chúa chẳng quan tâm, chỉ quan tâm tới một người bé nhỏ nhất. Chúa chỉ quan tâm tới một người nghèo nhất. Một bà góa. Bà góa này chắc chắn phải gầy gò bé nhỏ, ăn mặc rất đơn sơ. Nhưng Chúa đã chú ý đến bà. Người ta bảo tìm gì gặp nấy. Chúa yêu thương những người bé nhỏ, nên quan tâm tới người bé nhỏ và chỉ nhìn thấy những người bé nhỏ. Ánh mắt quan tâm nên nhìn thấy rõ, dù người đó bé nhỏ, lạc giữa đám đông. Ánh mắt yêu thương nên thấy người đó thật đẹp dù ăn mặc rất đơn sơ, hình dáng rất tiều tụy. Quả thật trái tim Chúa nhân hiền như người mục tử tốt lành, bỏ chín mươi chín con chiên béo tốt để đi tìm một con chiên lạc còm cõi. Như người phụ nữ đốt đèn tìm một đồng tiền nhỏ bé rơi trong góc nhà.



    Chúa nhìn bên trong tâm hồn. Biết bao người giàu sang béo tốt quần là áo lụa, nhưng Chúa không nhìn. Chúa chỉ nhìn người phụ nữ nghèo nàn, gầy gò, rách rưới. Biết bao người dâng cúng tiền rừng bạc biển mà Chúa chẳng khen. Chúa chỉ khen người phụ nữ bỏ vào thùng tiền hai đồng xu nhỏ. Không những khen mà Chúa còn cho rằng bà này bỏ nhiều hơn những người khác. Thì ra Chúa đánh giá không dựa theo khối lượng nhưng dựa theo chất lượng. Chúa không nhìn bề ngoài nhưng nhìn vào tấm lòng. Chúa cho biết tại sao Chúa khen bà: “Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống”. Chúa đã nhìn thấu tâm hồn của bà. Một tâm hồn thiết tha yêu mến Chúa và với công việc nhà Chúa. Chúa đã thấy tấm lòng của bà. Một tấm lòng quảng đại dám cho đi tất cả những gì cần thiết cho đời sống của mình.



    Lời Chúa hôm nay vừa cảnh tỉnh tôi vừa dạy dỗ tôi về cách sống đạo và về cách nhìn người.



    Về cách nhìn người, Chúa dạy tôi đừng chạy theo những người giàu sang phú quý quyền cao chức trọng, nhưng hãy biết chú ý tới những người bé nhỏ nghèo hèn trong xã hội. Đừng xét đoán người theo hình dáng bề ngoài, theo y phục hay theo tiền của. Hãy biết nhìn bên trong tâm hồn con người. Có những người có địa vị cao nhưng tâm hồn lại thấp hèn. Có những người nghèo hèn nhưng tâm hồn rất cao thượng. Có những người giàu có nhưng rất bủn xỉn. Có những người nghèo khó nhưng rất quảng đại.



    Vì thế trong đời sống đạo, Chúa dạy tôi đừng giả hình vì Chúa nhìn thấu rõ tâm hồn. Tôi có thể lừa dối người khác, nhưng không thể lừa dối Chúa. Đừng khoe khoang kiêu ngạo vì Chúa chỉ yêu thích tâm hồn bé nhỏ khiêm nhường. Đừng tìm chỗ đứng trong xã hội, trước mặt người đời, nhưng hãy tìm chỗ đứng trong lòng Thiên Chúa.



    Lạy Chúa, xin dạy con biết noi gương bà góa nghèo, biết sống đơn sơ chân thật, nhưng luôn quảng đại với Chúa và với anh em. Amen.



    GỢI Ý CHIA SẺ

    1- Trong Phúc Âm ta thấy Chúa quan tâm tới những người nào?

    2- Chúa đánh giá người ta theo hình dáng bên ngoài hay tâm tình bên trong?

    3- Vì sao Chúa khen bà goá dù bà bỏ rất ít tiền vào nhà thờ?

    4- Bản thân tôi rút được bài học gì qua bài Tin Mừng hôm nay?



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:05 pm




    5. Cho tất cả – Jean Yves Garneau.


    Hai nhân vật được lưu ý trong các bài sách thánh hôm nay là hai phụ nữ. Hai bà goá. Tình hình tài chánh của họ rất khó khăn. Không việc làm. Không nơi nương tựa. Họ sống trong cơ cực. Họ dễ trở nên mồi cho những kẻ khai thác. Họ thuộc thành phần những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Vì họ mà Chúa Giêsu đã đến. Không lạ gì Ngài quan tâm đặc biệt đến bà goá mà Ngài thấy trong Đền Thờ.



    Cho những gì ta có … Cho những gì ta là …

    Hai người phụ nữ làm một cử chỉ rất quảng đại, họ cho những gì có thể nuôi sống họ. Chính cuộc sống của họ mà họ cho đi, khi cho cái ít ỏi mà họ có.



    Bà goá ở Sarepta nói: “Tôi chỉ có trong hũ một nắm bột, và trong bình một chút dầu thôi”. Bà thêm: “Tôi và con tôi ăn, rồi chúng tôi chết”. Một sự hiến dâng dẫn đến cái chết. Hiến dâng những gì mình có tức là cho đi con người của mình, sự sống của mình. Đó thực sự là vấn đề.



    Cũng một vấn đề như vậy nơi bà goá lên Đền Thờ, trước mặt những kẻ bỏ bớt những món tiền dư thừa, bà đã cho đi số tiền ít ỏi nhưng cần thiết cho mình. Chúa Giêsu rất sáng suốt, Ngài thấy rất rõ những gì đã xẩy ra. Ngài nói: “Bà đã cho đi hết số tiền bà có để sống”. Nơi đây nữa, hiến dâng những gì mình có là hiến dâng chính mình. Khi dâng cúng số tiền mình có bà goá đã dâng hiến chính cuộc sống của bà.



    Khi nhìn lại cử chỉ của những người phụ nữ này, làm sao có thể không nhớ đến Chúa Giêsu. Những gì các bà goá này đã làm, Chúa Giêsu sẽ làm. Chính Ngài cũng sẽ cho đi những gì Ngài có; Ngài cũng sẽ hiến dâng mạng sống mình. Cách tự do! “Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10,18). Việc hiến dâng của các bà goá loan báo việc hiến dâng của Con Thiên Chúa.



    Mạo hiểm khi cho.

    Những người giàu có lên Đền Thờ đã dâng những số tiền lớn, nhưng của cải họ dâng hiến vẫn là nhỏ bé, dè xẻn. Khi dâng hiến như vậy, họ không phải đánh liều về bất cứ điều gì cả, nhất là mạng sống của họ! Khi bỏ những số tiền lớn vào hòm cúng, họ không quên giữ lại những số tiền lớn hơn nhiều để bảo đảm cuộc sống và một cuộc sống dư dả. Chúa Giêsu không bị đánh động chút nào cả trước việc dâng cúng này. “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35).



    Hai bà goá đã liều mạng sống mình, các bà đã dám tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa. Bà thứ nhất đã được thưởng: Hũ bột của bà không bao giờ vơi, bình dầu của bà không bao giờ cạn. Bà thứ hai cũng được thưởng: Bà được Chúa Giêsu khen ngợi và Thiên Chúa chúc lành.



    Tiền bạc dư thừa của chúng ta ở đâu? Cái cần thiết cho chúng ta ở đâu? Phải nêu lên câu hỏi này, vì trước mặt Thiên Chúa phẩm chất cuộc sống chúng ta được đo lường bằng phẩm chất của những điều ta hiến dâng. Cho của dư thừa, tức là không cho gì cả. Một của hiến dâng như thế không đánh động Thiên Chúa chút nào. Mọi sự trở thành nghiêm túc và đẹp lòng Thiên Chúa, khi ta cho đi chính cái cần thiết, khi ta cho đi chính cái hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống của mình, khi cho đi một chút bản thân mình. Lúc đó Thiên Chúa sẽ xem xét đoái nhìn.



    Ở đây ta phải xét đến những cử chỉ cụ thể chứ không phải những ý tưởng tốt. Ta cũng phải hiểu rõ Tin Mừng nữa. Vấn đề không phải là bỏ công ăn việc làm hoặc rút hết trương mục của mình trong ngân hàng chẳng hạn, nhất là khi ta có trách nhiệm đối với những người khác nữa. Nhưng, mặc dù có trách nhiệm, ta vẫn phải nhận định những gì là cần thiết, những gì là dư thừa trong cuộc sống.



    Đối diện với thân xác bị phó nộp.

    Chúng ta đang cử hành Thánh lễ. Nếu được sống cách tích cực, Thánh lễ sẽ lôi cuốn chúng ta bước theo Chúa Kitô. Lát nữa đây linh mục chủ tế sẽ nói: “Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con”. Những lời này không chỉ nhắc lại một thực tại thuộc quá khứ, chúng còn diễn tả một thực tại luôn luôn hiện có. Chúa Giêsu tự hiến, Chúa Giêsu phó nộp mạng sống Ngài vì chúng ta! Những gì Ngài nói về bà goá được áp dụng cho Ngài: “Ngài đã cho hết … Ngài đang cho hết … Ngài tự hiến …”



    Chúng ta sắp rước Mình Thánh Chúa. Giây phút hạnh phúc! Nhưng đáp lại, chúng ta có sẵn sàng hiến dâng mạng sống của chúng ta không? Chúng ta có sẵn sàng cho đi chẳng những cái dư thừa trong cuộc sống của chúng ta, mà cả chính cuộc sống chúng ta nữa không?



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:06 pm




    6. Một góa phụ đã chỉ cho chúng ta con đường.


    (Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller).

    Chúng ta có thể xem trên tivi một trong những thí nghiệm, người ta đặt đầy những đồng xu trên lề đường đông người rồi nhìn xem có ai bỏ chút thời giờ cúi nhặt nó không. Thường thường là không có một người nào, bởi vì một xu ngày hôm nay chả có giá trị gì.



    Hai đồng bạc nhỏ trị giá một xu, đó là tất cả những gì mà bà góa trong Phúc Âm ngày hôm nay có và đóng góp vào trong Đền Thờ. Vào thời hiện tại, người đàn bà này chắc thì không trẻ, một góa phụ mảnh khảnh và thấp, đi như chạy qua những vùng lân cận với đôi giày vận động viên Nike. Bà ta thì giống với một bà già, nhỏ bé trên đôi giày Nike của hãng K-mart, có lẽ giống như một người không nhà hoặc một người đàn bà xấu xí, một người đáng tức cười và không được kính trọng trong xã hội của chúng ta.



    Chúa Giêsu không hề lơ là với người đàn bà nhỏ bé trong Phúc Âm này. Ngài đã xúc động bởi cử chỉ của bà góa này. Người đã nhận ra được món quà giá trị mặc dù giá trị của nó chẳng bao nhiêu, chúng được chọn để góp phần vào xây dựng Đền Thờ, chính điều đó đã làm cho Người chú ý đặc biệt tới bà góa này. Hai đồng bạc nhỏ của bà thật đáng giá, trong đôi mắt cảu Chúa Giêsu bởi vì nó đã giới thiệu một sự quảng đại lạ lùng. Nó là tất cả những gì mà người đàn bà có để sống.



    Tôi hy vọng rằng người đàn bà quảng đại này nghe thấy những gì mà Chúa Giêsu đã nói về bà. Nhiều người ngạc nhiên vì Chúa Giêsu không nói trực tiếp với bà và ngợi khen bà về sự tốt lành của bà. Có lẽ, Chúa Giêsu đã nhìn thấy lòng của bà và nhận biết rằng ân sủng của Thiên Chúa nơi đàn bà này đã thấu hiểu được ý nghĩa gương mẫu trong sách các Vua mà chúng ta đọc trong bài đọc thứ nhất chúa nhật hôm nay. Góa phụ ở Zarephath đã được Thiên Chúa chúc phúc vì sự quảng đại của bà trong việc nuôi nấng tiên tri Êlia, mặc dù có nạn đói xảy ra trong vùng, bà và con trai bà có thể ăn suốt một năm từ hũ bột và bình dầu mà bà đã chia sẻ cho vị tiên tri của Thiên Chúa.



    Chúng ta thường được kêu gọi hãy trở nên quảng đại. Một Thánh Lễ Công giáo có vẻ giống như là bất toàn nếu không chú ý tới một khía cạnh đặc biệt, là chúng ta cần phải giúp đỡ những người đang có những nhu cầu khác nhau. Bởi vì một số nhà lãnh đạo đã muốn mở ra nhiều cuộc trợ cấp để thay đổi những số phận, cần cho chúng ta trở nên từ thiện ngay cả khi bị bắt buộc nữa. Mỗi thành phố đều có những người không nhà, người đói, thật không dễ để bỏ đi những sự lười biếng hoặc vô trách nhiệm, nhưng một người Công giáo nhìn họ như là Đức Kitô đang cần giúp đỡ. Mọi người Công giáo phải chống lại sự phá thai, và duy trì sự sống, nhưng chúng ta cũng phải ra tay trợ giúp phụ nữ lỡ thời, phụ nữ trẻ mang thai có đám cưới hoặc không có đám cưới, để cho họ can đảm cho những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ có cơ hội để sinh ra.



    Khi chúng ta quảng đại thì đó không phải là điều sai khi chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với Cha Ngài về những điều tốt lành chúng ta làm, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải giữ cho đôi mắt của mình gắn chặt vào Chúa Giêsu. Gương mẫu của Chúa Giêsu là tuôn đổ tình yêu quảng đại dành cho chúng ta mà Ngài đã ban cho chúng ta ở trên thánh giá, Ngài đã vươn mình ra thu góp hết mọi người trong hố sâu tội lỗi để kéo chúng ta đến với Ngài. Không một người nào là không có ý nghĩa đối với Ngài, giống như là một đồng xu của không hề có giá trị của bà góa Ngài đã đánh giá cao. Tất cả chúng ta đều quý giá trong đôi mắt Ngài.



    Khi chúng ta đến tham dự Thánh Lễ, chúng ta cảm nghiệm được Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Ngài đã nuôi dưỡng chúng ta bằng Thịt và Máu Ngài. Bí tích Thánh Thể là một món quà lớn lao và vĩ đại hơn món quà được ban cho bà góa ở Zarephath như chính Chúa Giêsu thì lớn hơn Êlia.



    Với món quà của bí tích Thánh Thể như là động cơ thúc đẩy và thêm sức mạnh cho chúng ta, để chúng ta có thể bắt đầu thực hiện sự quảng đại của bà già nhỏ bé, người góa phụ đã cho tất cả những gì mình có để sống.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:06 pm




    7. Người ta chỉ hiến tất cả khi nào hiến chính bản thân.


    (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)

    Đoạn Phúc Âm này là kết thúc một cuộc tranh luận dài giữa Chúa Giêsu và đám ký lục, biệt phái. Với mục đích giáo huấn môn đệ Chúa tố giác điều khiến những đối thủ của Ngừơi ra như mù lòa, và Chúa lấy ví dụ một chuyện nhỏ để giảng cho môn đệ biết lòng thành thật về tôn giáo là gì.



    1) Những quyền lực làm cho mù lòa trước Phúc Âm là gì? Là chuộng hư danh, tham lam và giả đạo đức. Ba tật xấu đó, xét theo tâm lý chúng cấu kết với nhau. Ở căn bản, có một nhu cầu muốn tự đề cao trong con mắt kẻ khác, hơn là nhớ đến vị trí của mình trước mặt Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn rõ tâm khảm bản thể con người; loài người chỉ nhìn thấy dáng vẻ bề ngoài. Người ta không thể đánh lừa Thiên Chúa, mà chỉ có thể đánh lừa kẻ khác. Nếu lơ là không nghĩ đến tương quan giữa con người với Thiên Chúa, tất bị cám dỗ muốn tự suy tôn trước mặt tha nhân. Những ký lục và biệt phái ngả theo chước cám dỗ ấy và để được người đời trọng nể, họ làm ra vẻ đạo đức, thông thái hơn nữa.



    Chúa tố giác rất mạnh việc đưa ra những hành vi đạo đức bề ngoài hòng thu nút sự nể vì của người đời. Tật xấu đó tuy mất dạng trong xã hội chúng ta, nhưng rễ nó vẫn sống dai. Ngày nay có một thái độ tân biệt phái cũng giả dối như thái độ biệt phái thời Phúc Âm. Thái độ giả hình lối mới này chủ trương tự cao bằng những kiểu cách khoa trương cho người khác thấy mình bắt kịp trào lưu, mình theo đúng thị hiếu, trong những lãnh vực liên quan đến học thuật tư tưởng tôn giáo, đến vấn đề thời trang và những dư luận hằng ngày. Đào sâu để cố hiểu thái độ ấy, thường chỉ bắt gặp sự rỗng tuếch, sự thiếu vắng một liên hệ sống động với Thiên Chúa, sự thiếu sót một độ lượng thiêng liêng đích thật. Như vậy người ta đứng trước những dáng vẻ chẳng che đậy một thực chất nào, chỉ thấy bộ mặt của sự giả nhân giả nghĩa.



    2) Một ví dụ về lòng thành thật đạo đức sâu xa: đồng tiền bố thí của bà góa. Chúa lưu ý đến thái độ người giàu có bỏ vào quỹ đền thờ cái thăng dư của cải họ có, trong khi bà góa dâng tất cả số tiền cần thiết để sinh sống. Ta tự hỏi cái gì nấp sau sự khác biệt lớn giữa việc đem cho cái mình có và việc hiến dâng chính bản thân mình.



    Đem cho cái mình có, là một điều tốt. Tuy vậy cũng cần nhớ rằng phải cho cách thanh khiết. Kẻ giàu nào ném một cách khoa trương hàng nắm tiền vào quỹ đền thờ, kẻ ấy muốn thu hút sự trầm trồ khen ngợi của công chúng. Đó là lối cư xử của kẻ giàu mà xấu. Cũng có những người giàu rộng tay làm phúc trong âm thầm lặng lẽ. Và nếu trong Phúc Âm không thấy những từ ngữ ‘kẻ giàu tốt’ cũng như ‘kẻ nghèo tốt’, Phúc Âm cũng thuật lại tấm gương của mấy người tư sản súc tích tới được rất gần Chúa nhờ một sự vận dụng rộng rãi thành tâm. Bằng cách nào? Họ không những chỉ phân phát của cải, lại còn hiến dâng một sự gì từ chính con người họ. Có thể ông Giuse quê xứ Arimathia ở trong số người này.



    Tới đây, chúng ta nhìn rõ cái nền sâu ở dưới tấm lòng rộng rãi của bà góa phụ. Bà đem dâng tất cả số tiền cần thiết để sinh sống, nghĩa là bà ấy hoàn toàn trông cậy Thiên Chúa về miếng ăn manh áo hằng ngày. Bà phó thác mình trong tay Thiên Chúa bằng hành vi lột bỏ, thành tay không, đểt trở nên hoàn toàn khó nghèo trước Đấng Tối Cao, hoàn toàn hiến mình cho Thiên Chúa. Tự hiến mình, bà đã dâng cúng nhiều hơn cả tài sản nào to lớn nhất.



    Chúng ta hiến dâng Thiên Chúa sự gì? Lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Người sự gì? Phải chăng là những tư tưởng cao đẹp, những tình cảm cao đẹp, những ý nghĩ cao đẹp, để cầu nguyện xong là chúng ta vẫn giữ lại tâm hồn chúng ta? Chúng ta đem phân phát cái phần nào trong tài sản chúng ta? Phải chăng sự vận dụng của chúng ta để tiến đến gần Thiên Chúa là toàn hiến mình ta cho Người, cho dù chúng ta chẳng đáng giá hơn một đồng xu?



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:07 pm




    8. Những tấm lòng vàng.


    (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

    Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ, người đã đưa Đế Quốc Mỹ can thiệp vào Thế Chiến Thứ Nhất, là người rất trân trọng đối với những kỷ niệm nhỏ.



    Một lần kia Tổng Thống và phu nhân cùng nhiều nhân vật cấp cao trong chính phủ dừng lại tại một thành phố thuộc tiểu bang Montana. Cảnh sát làm hàng rào không cho bất cứ ai đến gần vị Tổng Thống. Thế nhưng không hiểu làm thế nào mà có hai cậu bé đã chui lọt hàng rào cảnh sát để đến gần chỗ ngồi của Tổng Thống. Hai cậu bé ngắm nhìn một cách say sưa vị nguyên thủ quốc gia của mình. Một cậu bé đã tặng cho ông lá cờ nhỏ bé của nước Mỹ mà cậu đang cầm trong tay. Cảnh sát cố tình ngăn chặn cậu bé, nhưng bà Wilson đã đưa tay đón lấy lá cờ và vẫy tay chào cám ơn em một cách nhiệt tình. Cậu bé kia thấy buồn thiu, vì em không có gì để dâng lên tặng Tổng Thống. Em cố gắng mò mãi trong túi quần và cuối cùng lôi ra được một đồng xu nhỏ. Em cố gắng vượt qua mọi chướng ngại để chạy đến trao cho Tổng Thống. Em sung sướng vô cùng vì chính Tổng Thống Wilson là người chìa tay ra để đón nhận món quà của em với tất cả trang trọng...



    Năm năm sau, Tổng Thống Wilson qua đời, bà Wilson xếp lại các đồ dùng quen thuộc của chồng. Mở chiếc ví của ông, bà thấy một bọc giấy giữ gìn cẩn thận. Tháo chiếc bọc giấy, bà nhận được ngay tức khắc đồng xu nhỏ mà cậu bé đã tặng cho chồng bà cách đây 5 năm. Ông Wilson quý đồng xu nhỏ ấy đến độ đi đâu ông cũng mang nó theo.





    Thưa anh chị em,

    Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Ngài giàu có biết bao, nhưng những đồng xu nhỏ mà chúng ta trao tặng cho Ngài, Thiên Chúa đón nhận và cất giữ như báu vật. Một Thiên Chúa giàu sang dường như không ưa thích của cải dư dật của chúng ta bằng những đồng xu nhỏ của lòng thành, sự quảng đại, những âm thầm hy sinh phục vụ quên mình của chúng ta. Đức Giêsu đã cho chúng ta thấy được cái nhìn trang trọng của Chúa đối với lòng thành của con người.



    Tin Mừng hôm nay kể lại, lần kia, Đức Giêsu vào Đền Thờ và quan sát những người đang dâng cúng tiền của. Ai ai cũng bỏ tiền vào thùng tiền. Chợt có người đàn bà góa nọ chỉ bỏ có một đồng xu nhỏ. Thế mà Đức Giêsu đã tuyên bố: “Người đàn bà này đã dâng cúng nhiều hơn ai hết, bởi vì trong khi mọi người bố thí những gì dư thừa của mình, người đàn bà nghèo này dâng tất cả những gì bà có để sống qua ngày”.



    Anh chị em thân mến,

    Thiên Chúa luôn trân trọng và quí mến tất cả những gì chúng ta dâng tặng cho Ngài. Những lễ vật càng đơn sơ nhỏ bé dưới mắt người đời thì lại càng có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới thấy được giá trị của những âm thầm đau khổ, của những hy sinh quên mình từng ngày, của những việc làm vô danh.



    Một đứa bé vẫn có thể trao tặng cho người khác một quà tặng quí giá, quí giá không phải ở giá trị của món quà, mà ở giá trị của tấm lòng ngưỡng mộ, yêu mến. Nghĩa cử yêu thương, cảm thông thật có giá trị hơn tặng vật. “Cách cho quí hơn của cho”.

    Trong một tháng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhân dân thành phố ta đã đóng góp hơn 6 tỷ đồng (?)... Có những em bé nhịn ăn quà, những cậu học sinh đập con heo đất đã dành dụm để chia sẻ những nỗi đau thương của đồng bào ruột thịt. Đó là những người đã đóng góp nhiều hơn hết, vì đó là những tấm lòng vàng hơn là những đồng tiền vàng.



    Thưa anh chị em,

    Thiên Chúa kêu gọi lòng yêu mến quảng đại của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa lại cao sang tuyệt đối. Ngài là chủ tể mọi loài mọi vật. Mọi sự chúng ta có đều bởi Chúa và thuộc về Chúa. Vì thế, chúng ta có gì đáng để dâng Chúa đâu! Chúng ta quá bé bỏng, nghèo nàn trước Thiên Chúa cao sang. Chúng ta có thể nghèo tiền của, thiếu thốn nhiều thứ, nhưng không ai trong chúng ta có thể sống mà không có trái tim với những khả năng yêu thương. Đó là cốt lõi, là cái làm cho chúng nên giá trị trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng sống trong cộng đồng nhân loại. Lễ dâng của chúng ta chỉ đáng Chúa chấp nhận khi nói lên lòng mến và là chính lòng mến của chúng ta.



    Ở bài đọc 1, bà góa ở Sarepta cũng đã dâng cho Ngôn Sứ Êlia một chút còn sót lại trong hũ, là khẩu phần cuối cùng của bà và đứa con côi cút của bà. Đối với bà, trong lúc cả nước đói kém và nắng hạn, thì một chút bột này là cả một tài sản đắt giá có thể cứu được mạng sống của bà và con bà. Thế nhưng bà đã nhường lại khẩu phần cuối cùng của mẹ con bà cho Ngôn Sứ Êlia ăn trước. Và Chúa đã trả ơn bà bằng cách cho hũ bột và bình dầu ăn của bà không bao giờ vơi cạn cho đến khi trời hết hạn và mưa lại đổ xuống. Lòng quảng đại dâng hiến sẽ được Thiên Chúa đền bù gấp bội.

    Ước gì mẫu gương những tấm lòng vàng và nhất là món quà lớn nhất mà Chúa Cha ban tặng cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Người Con Chí Ái của Ngài, giúp chúng ta được thêm can đảm và quảng đại theo gương Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu không ngừng dâng lên Thiên Chúa và trao tặng mọi người của lễ tình yêu cao đẹp nhất của chúng ta.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:07 pm




    9. Ca tụng bà góa - Gm. Arthur Tonne.


    Tôi muốn kể cho các bạn nghe một bà góa đẹp và nổi tiếng. Nàng sinh tại thành phố New York năm 1774. Năm 20 tuổi nàng kết hôn với một người New York danh tiếng. Cả hai thuộc phái tân giáo. Khi chồng nàng mắc bệnh phổi. Hai vợ chồng và 5 đứa con chuyển về Ý, hy vọng khí hậu mát mẻ sẽ giúp chồng nàng. Nhưng chỉ ít năm sau chồng nàng qua đời. Một gia đình hào hiệp người Ý đã giúp góa phụ này và các con của nàng ở chung và giúp trở vế Mỹ. Lòng tốt của gia đình người Ý đã dẫn người góa phụ trẻ này tìm hiểu và trở lại Công giáo năm 1805. Việc này khiến bà con và bạn bè từ bỏ nàng. Nàng kiếm sống cho các con bằng nghề dạy học. Năm 1810 nàng sáng lập chi nhánh các chị em Bác ái Hoa Kỳ, họ bắt đầu mở trường miễn phí cho con em Công giáo mở đường cho hệ thống học đường giáo xứ Hoa Kỳ. Người phụ nữ phi thường này qua đời ngày 4 tháng giêng năm 1321, thọ 46 tuổi. Ngày nay nhiều người các bạn đã biết Elisabeth Bayley Seton, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ghi tên nàng vào sổ bộ các Thánh năm 1975. Một vị Thánh đầu tiên sinh tại Hoa Kỳ nổi danh với tên Mẹ Seton.



    Trong Tin Mừng hôm nay, một góa phụ, bỏ tất cả số tiền dành được vào hòm của Đền Thờ, Chúa Giêsu khen bà.



    Elisabeth Bayley Seton dâng chính mình để làm vinh danh Chúa. Đã đến lúc chúng ta phải tỏ lòng tôn kính các góa phụ cách chung. Và đặc biệt, với những bà đã hy sinh thời giờ, sức lực, tài năng và tiền bạc để giúp gia đình Chúa Giáo Hội Công giáo.



    Có nhiều lớp góa bụa: già, trẻ, giàu, nghèo, khỏe, mạnh, yếu đau. Có bà vững mạnh, có bà yếu đức tin. Có bà tự thích hợp với hoàn cảnh mới, có bà chưa. Chúng ta hãy thông cảm với các bà. Xin Chúa xoa dịu nỗi buồn khổ và cô đơn của các bà. Xin Chúa soi sáng các bà trong nỗi lo âu, thêm sức mạnh cho các bà trong cơn thử thách. Các bà đừng quên những lời khích lệ trong ca vịnh xướng đáp: “Chúa nâng đỡ các cô nhi, quả phụ”. Trong suốt cuốn Kinh Thánh, Chúa cho chúng ta thấy Người săn sóc và quan tâm đến các quả phụ.



    Hãy cảm tạ Chúa vì nhiều quả phụ (và chúng ta cũng nói được như vậy với những người đàn ông góa vợ) họ được kéo đến gần Chúa hơn vì họ cô đơn. Nhiều người tham dự Thánh Lễ trong tuần. Nhiều người tham gia tích cực trong tổ chức họ đạo. Nhiều người thăm viếng bệnh nhân, người tù tội. Nhiều người hy sinh lớn lao giữ nhà cho con cái họ. Nhiều người quảng đại nâng đỡ gia đình Chúa. Hơn hết các bạn đã cầu nguyện cho người thân yêu, cho họ đạo, cho cha sở, cho Đức Thánh Cha, cho việc truyền giáo, cho mọi sự gần trái tim Chúa Kitô.



    Như bà quả phụ trong bài Tin Mừng, như Elisabeth Bayley Seton, bạn hãy quảng đại dâng mình, trong và qua hy lễ của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ này. Ước chi Chúa Giêsu mỉm cười nhìn bạn và khen thưởng bạn đời đời.

    Xin Chúa chúc lành bạn.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:07 pm




    10. Suy niệm của Noel Quesson.


    BÀ GÓA NGHÈO ĐÃ BỎ THÙNG NHIỀU HƠN MỌI NGƯỜI

    Bé Tôma (Thomas Carlyle) sáu tuổi ở nhà một mình, bỗng thấy một cụ già gõ cửa ăn xin. Xúc động vì lời van nài của cụ hành khất. Tôma đem con heo đất đập ra và đổ hết tiền cắc cho cụ già. Cụ run rung xòe tay đón nhận, và rơm rớm nước mắt cám ơn. Về sau Tôma trở nên một nhà văn nổi tiếng của nước Anh, có lần ông kể lại câu chuyện nhỏ này và nói: Chưa bao giờ tôi cảm thấy sung sướng như lần đó.



    Khi chúng ta chia sẻ cho người khác, nhất là khi chia sẻ cho người nghèo, chúng ta sẽ cảm thấy vui. Đặc biệt là khi sự chia sẻ đòi chúng ta cố gắng nhiều, chắc chắn chúng ta càng cảm thấy vui hơn. Và niềm vui đó chính là phần thưởng Chúa ban. Vì Chúa không bao giờ bỏ quên những cử chỉ bác ái của chúng ta dù nhỏ bé đến đâu chăng nữa.



    Tin Mừng kể chuyện Chúa Giêsu ngồi trước thùng tiền của Đền Thờ coi người ta dâng cúng. Bao nhiêu người giàu có bỏ những đồng tiền lớn, nhưng Chúa bảo các môn đệ: Người dân cúng nhiều nhất là bà góa nghèo bỏ vào thùng hai xu nhỏ. Những người khác quyên góp phần dư thừa, còn bà góa nghèo đã dâng cúng cả số tiền nuôi sống bà.



    Chúng ta đã biết Thiên Chúa nhìn nơi tâm hồn chư không như con người chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài. Một quà tặng quý không phải chỉ ở trị giá món quà, mà còn ở tấm lòng của người tặng quà nữa. Người ta không thể che mắt Chúa, Chúa nhìn thấu mọi két sắt, và tài khoản ngân hàng. Chúa biết những toan tính trong tâm tư và quý trọng việc chia sẻ ngay những thứ cần thiết cho cuộc sống mỗi người.

    Nếu chỉ quan tâm tới những con số thì chúng ta thấy nhiều hiện tượng cay đắng. Mức sống trên thế giới còn bao nhiêu chênh lệch, một đồng ở chỗ này hoàn toàn khác với một đồng ở chỗ kia. Số tiền một nhà giàu xài cho một bữa ăn ở khách sạn, đủ nuôi một gia đình nghèo cả tháng, chưa kể đồng tiền của nước này so với nước kia.



    Con người còn thấy được chuyện đó, huống chi Thiên Chúa, Đấng nhìn thấu lòng người. Đối lập với sự dâng cúng của những người nghèo là thói keo kiệt của các luật sĩ và Biệt phái, những người chỉ hám danh, hám lợi và thu quén vào mình. Nếp sống của họ thiên về trình diễn, mũ áo xênh xang, ăn trên ngồi trước, kinh kệ rậm ran, dài dòng, nhưng thực chất lại vơ vét hưởng thụ, bòn rút của người nghèo đói góa bụa.



    Câu chuyện bà góa nghèo này được kể ngay trước khi Chúa Giêsu đi vào cuộc thương khó, đó cũng là một dấu chỉ, Chúa Cứu Thế là Đấng đã cống hiến tất cả cho chúng ta, kể cả mạng sống của Người để làm giá cứu chuộc nhân loại. Chúa muốn chúng ta bắt chước bà góa nghèo ấy. Dù ở địa vị nào, chúng ta cũng phải thờ Chúa trong tin yêu, chân thành và quảng đại, tránh phô trương và trục lợi cho cá nhân hay phe nhóm của mình. Nên ghi nhớ lời Chúa: “Khi chia sẻ cho người nghèo khó, đừng phô trương như quân giả hình quen làm giữa hội đường hay ngoài phố xá… để việc con chia sẻ âm thầm kín đáo, được Cha, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả công cho con” (Mt 6,4).



    Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết dâng hiến và trao tặng với lòng quảng đại vì tin vào Cha trên trời luôn đoái nhìn chúng con.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:08 pm




    11. Đồng tiền của bà góa.


    Qua phần phụng vụ lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy nổi bật khuôn mặt của hai bà góa.



    Khuôn mặt thứ nhất, đó là bà góa tại Sarepta.

    Thực vậy, năm đó trời hạn hán, khiến cho mùa màng bị thất thu và nạn đói đe dọa ở nhiều nơi. Gia đình bà góa này cũng chỉ còn lại có một chút dầu và bột, đủ cho một bữa ăn mà thôi. Thế nhưng, trước lời yêu cầu của Êlia. Bà đã hy sinh phần bột cuối cùng để làm một bánh cho nhà tiên tri. Nhờ đó, bà và con bà đã được cứu thoát, đúng như lời tiên tri Êlia đã nói:

    - Hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi cho đến ngày Chúa làm mưa xuống trên mặt đất.



    Khuôn mặt thứ hai là bà góa dâng tiền vào đền thờ.

    Chúa Giêsu lúc bấy giờ đứng trong đền thờ và quan sát. Những người Do Thái giàu có thường tỏ ra rộng rãi trong việc dâng cúng. Họ bỏ vào hòm những đồng tiền vàng sáng chói. Thế nhưng điều đáng trách nơi họ, đó là họ muốn cho mọi người biết đến và lên tiếng ca tụng họ.



    Trong khi đó, một bà góa nghèo tiến đến, gương mặt thì già nua, áo quần thì cũ kỹ, tất cả đều nói lên thân phận túng cực của bà. Bà bỏ vào hòm hai đồng xu nhỏ. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ, vì số tiền không đáng là bao nhiêu, thế nhưng bà tin tưởng rằng Chúa sẽ biết, bởi vì cái chẳng là bao nhiêu ấy lại là tất cả những gì bà thu quén được. Trước cảnh tượng trái ngược ấy, Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ lại và nói cho các ông hay, chính bà góa này mới là người bỏ nhiều nhất, bởi vì tất cả những người kia chỉ bỏ phần nào cái dư thừa của mình. Còn bà góa này đang cơn túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống.



    Từ những điều vừa trình bày, chúng ta dễ dàng thấy được điểm giống nhau giữa hai bà góa. Đó là các bà đã dâng hiến cả những cái cần thiết nhất cho cuộc sống của mình và gia đình. Bà góa tại Sarepta thì dâng nắm bột cuối cùng. Còn bà góa tại đền thờ thì dâng những đồng tiền cần thiết nhất của mình. Sở dĩ như vậy là vì lòng yêu mến đối với người của Chúa hay đối với nhà của Chúa. Nói cách khác, các bà hành động như vậy vì lòng yêu mến Chúa.



    Chính yếu tố lòng yêu mến này đã làm cho những hành động của các bà có được một giá trị to lớn trước mặt Chúa, và rồi chính Chúa đã lên tiếng ca ngợi các bà. Các bà đã hành động đúng như câu tục ngữ chúng ta thường nghe nói:

    - Của ít lòng nhiều.

    Hay nói đúng hơn, các bà đã hành động với hết khả năng của mình.



    Đó cũng chính là điều tôi mong muốn tất cả mọi người chúng ta hãy noi gương bắt chước. Dù gặp phải những chuyện bực bội buồn phiền, dù gặp phải những chuyện trái ý, chúng ta cũng hãy chấp nhận tất cả vì lòng yêu mến Chúa, chúng ta cũng hãy làm tất cả những công việc nhỏ bé và tầm thường nhất vì lòng yêu mến Chúa. Bởi vì lòng yêu mến sẽ là như cây đũa thần, biến những hy sinh nhỏ bé và những công việc tầm thường của chúng ta trở thành những sợi chỉ vàng, dệt nên tấm vải cuộc đời và làm cho cuộc đời chúng ta thực sự có được một giá trị to lớn trước mặt Thiên Chúa.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:08 pm




    12. Trao ban.


    Giáo hội luôn mời gọi con cái mình sống bác ái. Chúng ta luôn luôn được mời gọi quan tâm đến tha nhân và chia sẻ với họ. Đề tài hôm nay mở rộng thách đố này qua việc đòi hỏi những hy sinh. Chúa Giêsu không chỉ trông đợi nơi chúng ta một sự trao ban một cách đơn giản. Việc trao ban của chúng ta thật sự phải là một sự hy sinh. Người ta vẫn nói: “Trao ban chưa phải là trao ban thật sự nếu nó chưa làm người trao ban bị tổn thương”.



    Bà góa trong bài Tin Mừng hôm nay đã dâng hiến tất cả những gì bà có. Của bà dâng cúng hầu như không có gì đáng kể, nhưng hai đồng xu đó là tất cả những gì bà có để nuôi thân.



    Khi Chúa Kitô hiến dâng chính mạng sống mình làm của lễ chuộc tội cho nhiều người, Người đã dâng hiến trọn vẹn cuộc sống của Người. Thánh Phaolô đã viết: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”.



    Những người theo Chúa Kitô cũng phải noi theo gương tự hiến của Người. William Barclay đã kể lại câu chuyện sau đây: “Có một anh lính kia bị trọng thương ngoài chiến trường. Vị tuyên úy bò tới bên anh và làm tất cả những gì có thể làm được. Ngài ở lại với anh khi mà đội quân đã rút lui hết. Trong cái nóng nực của ban trưa, ngài đã cho anh tất cả số nước trong bình của ngài, trong khi chính ngài cũng đang bị nung nấu bởi cái khát. Đêm đến, khi sương giá lạnh lẽo ập xuống, ngài lấy chiếc áo khoác của mình mà đắp cho anh lính. Cuối cùng, anh lính ngước nhìn lên vị tuyên úy và hỏi: “Thưa tuyên úy, ông là Kitô hữu phải không?” Vị tuyên úy trả lời: “Tôi cố gắng để là người Kitô hữu”. Anh lính nói: “Nếu Kitô giáo dạy người ta làm cho người khác những việc mà ông đã làm cho tôi, thì ông hãy dạy cho tôi biết đạo Kitô giáo đi. Vì tôi cũng muốn trở thành kitô hữu”.



    Người ta thường nói, muốn biết lòng quảng đại của một người nào thì đừng xét xem người đó đã cho đi những gì, nhưng hãy xem người ấy còn lại những gì sau khi đã cho đi. Vị tuyên úy đã dám liều mất mạng sống mình khi cho đi tất cả. Hành động của ngài và của bà góa trong bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy rõ nhất về ý nghĩa của việc trao ban đến hy sinh. Nếu chúng ta không trao ban chính bản thân mình, nghĩa là chỉ cho đi những gì dư thừa, thì Thiên Chúa còn tiếp tục đòi hỏi chúng ta nhiều hơn nữa. Người muốn chúng ta dấn thân nhiều hơn. Người muốn chúng ta dâng hiến cả chính bản thân mình một cách trọn vẹn. Người muốn một sự dâng hiến đến mức hy sinh. Lạy Chúa, con đã nhiều lần không dám dấn thân cho đi trọn vẹn, con còn sợ mất mát quá nhiều. Xin Chúa giúp con biết can đảm trao đến hy sinh chính mình để đáp lại tình yêu của Chúa đã trao ban đến chết cho con trên thập giá.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:09 pm




    13. Tấm lòng.


    Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta tấm gương đạo đức chân thành của hai người phụ nữ nghèo của nhưng giàu lòng: một người thời ngôn sứ Êlia và một người thời Chúa Giêsu.



    Thời ngôn sứ Êlia, khi Thiên Chúa làm hạn hán trên đất nước Do Thái để phạt vua tôi của nước này, ngôn sứ Êlia được lệnh Chúa tạm lánh sang xứ Sarépta. Ở đó ngôn sứ đã gặp một phụ nữ đầy lòng tin cậy vào lời hứa của Chúa, bà đã liều chết đói, hy sinh chút bột và dầu còn lại làm bánh nuôi ngôn sứ, nhưng Chúa đã trả công bội hậu cho bà và đứa con trai duy nhất thoát cảnh đói khổ. Câu chuyện này đã được Chúa Giêsu nhắc tới rõ rệt một lần và lần khác Ngài ám chỉ đến.



    Một phụ nữ khác thời Chúa Giêsu, đang sống trong cảnh túng thiếu, thế mà bà đã đem cả số tiền lương công nhật, tức là những gì bà có để nuôi sống mình, bỏ vào hòm tiền dâng cúng cho nhà thờ, và Chúa đã khen bà là bỏ nhiều, dâng cúng nhiều hơn những người giàu khác, tại sao vậy? Bởi vì trước mặt Chúa, những công việc từ thiện, và cả những việc đạo đức mà những người giàu có, cụ thể là giới kinh sư và Pharisêu, chỉ là những phương tiện trục lợi, hay xây dựng danh giá và địa vị cho họ, chứ không phải do lòng kính mến Chúa hay thương yêu người mà phát xuất. Hạng người như thế ở thời đại nào và ở nơi nào cũng có với những cách thức khác nhau. Họ là tỷ phú hay triệu phú, họ bỏ ra một vài triệu để đóng góp vào công việc từ thiện hay xây cất những công trình lớn thì động lực chính có khi không phải là đức ái, mến Chúa yêu người, mà chỉ là giá mua danh vọng. Không nên chờ đợi những người như thế hành động một cách âm thầm, ẩn danh. Thành thử số tiền hay công lao khó nhọc họ bỏ ra có thể là nhiều nhưng thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến được bao nhiêu. Đó là cuộc đầu tư một vốn bốn lời, đó là sự lợi dụng tôn giáo và bác ái chứ không phải là phục vụ.



    Trái lại, người đàn bà góa trong Tin Mừng tỏ ra biết phục vụ tôn giáo hết mình: hòm tiền ở hành lang nhà thờ, chắc là thu góp để xây cất hoặc bảo trì bảo quản đền thờ, vì thời Chúa Giêsu đền thờ vẫn chưa hoàn thành. Bà không cần biết ai đóng góp bao nhiêu, bà chỉ thấy có bổn phận đóng góp để tỏ lòng tôn thờ kính mến Chúa theo khả năng của mình. Cho nên, bà có bao nhiêu thì dâng cúng bấy nhiêu mà không hề lo đến tương lai, đến ban chiều, đến ngày mai sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự mà không biết lợi dụng tôn giáo hay Thiên Chúa.



    Chính vì thế Chúa Giêsu khen bà đã dâng cúng nhiều hơn những người khác: xét về số lượng khách quan thì số tiền một phần tư xu so với năm, ba chục ngàn hoặc từng mấy trăm ngàn hay một triệu thì thật mỉa mai, đáng tức cười. Nhưng vì căn cứ trên ý hướng để đánh giá trị công việc, cho nên Chúa thấy hai đồng tiền nhỏ của người phụ nữ vô danh này nhiều hơn hết. Điều có nghĩa là những công việc đạo đức và từ thiện, bác ái hơn nhau ở động lực và lý do hay mục đích chứ không phải ở số lượng: người đàn bà này đang túng thiếu, nhưng bà đã thực sự quên mình để chỉ nghĩ đến Chúa, tới ích lợi chung, trong khi đó những người dâng cúng nhiều lại chỉ đi tìm mình, tìm danh tiếng vẻ vang cho mình mà quên Chúa. Số tiền họ dâng cúng tuy nhiều nhưng họ có mất mát gì đâu, trái lại còn được lời về danh giá và tiếng khen. Chính vì những lý do đó mà Chúa Giêsu đã cho rằng bà ta dâng cúng nhiều hơn những người khác.

    Hơn nữa, đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít, miễn là với cả tấm lòng. Đúng vậy, của cải thì có hạn, người nhiều người ít, công sức cũng có hạn, kẻ nhiều khả năng, kẻ ít khả năng, nhưng tấm lòng thì kể như vô biên giới, và Chúa nhìn vào nơi thẳm sâu của cõi lòng từng người, cõi lòng vô biên giới ấy cân đo những gì là trong sáng, những gì là u tối, những gì là thẳng thắn, những gì là cong queo, để rồi Chúa đánh giá và thưởng công. Vì thế, số lượng nhiều ít của cải vật chất đem ra để chia sẻ không có giá trị nhiều, chính tấm lòng yêu thương quảng đại bên trong mới quan trọng và có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Người ta nhìn bên ngoài, còn Thiên Chúa nhìn bên trong, đó là trường hợp bà góa, bà dâng của và dâng cả tấm lòng. Cách cho quý hơn của cho. Của cho kèm theo tấm lòng là của cho quý hóa nhất.



    Như vậy, bài học chúng ta cần ghi nhớ và suy nghĩ là cách chúng ta làm việc bác ái từ thiện thế nào. Thường thường ai cũng muốn làm việc để được người khác đề cao khen thưởng, nhưng trong việc bác ái, cụ thể là việc bố thí, thì Tin Mừng nói rõ: “Cha ngươi, Đấng thấu suốt cả nơi kín nhiệm sẽ thưởng công cho ngươi”, nghĩa là làm phúc bố thí để cho Chúa biết, Chúa thấy, đó mới là mục đích, đó mới là quan trọng. Điều quan trọng ở đây là chính Chúa thấy trong sự kín nhiệm, kín đáo, loài người không thấy, không biết, nhưng Chúa thấy và Chúa biết tất cả và Chúa có phần thưởng của Ngài. Ở đời, ai làm gì cho chúng ta, chúng ta cũng dành một phần thưởng tương xứng cho họ, huống chi Thiên Chúa. Nhưng có điều chắc chắn là Chúa sẽ thưởng đời sau, cũng có khi Chúa thưởng ngay đời này. Như vậy, rõ ràng làm việc lành để ca tụng Chúa chứ không phải để ca tụng mình, nếu được người ta ca tụng là đã lãnh phần thưởng rồi, và như thế có thể sẽ không còn công phúc trước Thiên Chúa nữa.

    Chúng ta hãy nghĩ xem: chúng ta thường làm những việc đạo đức, những việc bác ái, chia sẻ, những cách đối xử với người khác như thế nào? Có phải với tấm lòng chân thực hay vì những lý do gì khác? Chúng ta hãy nhớ: Chúa căn cứ vào tấm lòng chúng ta mà thưởng công cho chúng ta.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:09 pm




    14. Nghèo túng.


    Dưới mắt người đời, thì nghèo túng là một điều bất hạnh. Chẳng đặng thì đừng mới phải cúi đầu chấp nhận tình cảnh hẩm hiu ấy.



    Hình ảnh bà góa trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay là một tiêu biểu cho thân phận nghèo túng. Thế nhưng, theo Kinh thánn, người nghèo túng thường được Chúa ca tụng và chúc phúc.



    Đúng thế, trong những ngày hạn hán, chỉ riêng bà góa thành Sarepta được Chúa sai tiên tri Êlia tới ban phúc lành. Rồi trong Phúc âm, chúng ta thấy Chúa khen ngợi bà góa đã bỏ vào hòm tiền có hai đồng xèng, là đã bỏ nhiều nhất, vì bà dám hy sinh cả những cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Lần khác Chúa đã làm phép lạ, cứu sống cậu thanh niên con trai của một bà góa thành Naim.



    Sở dĩ Chúa ca ngợi và chúc phúc như thế là vì họ đã rộng rãi với Chúa. Thực vậy, dù phải cho đi đến miếng bánh cuối cùng, dù phải dâng cúng ngay cả những đồng xu cần thiết…họ cũng không tiếc xót.



    Nghèo túng tự nó chẳng bao giờ là điều đáng ước mong, nhưng Chúa đã ca ngợi và chúc phúc cho họ không phải vì họ nghèo túng, nhưng vì người nghèo túng thường có tâm hồn độ lượng, biết chia sẻ và cảm thông với những người cùng sống trong một cảnh ngộ như mình. Trong cơn hoạn nạn, kinh nghiệm cho thấy, họ là những người có mặt đầu tiên và ra tay giúp đỡ nhiều hơn cả.



    Hơn thế nữa, họ còn biết tin tưởng vào Chúa, sẵn sàng chịu đựng cảnh nghèo túng trong niềm kính sợ Chúa như người ăn xin tên là Lagiarô, không than thân trách phận như ông Giob, vì họ tin tưởng rằng sau những gian nguy thử thách ấy, Chúa sẽ ân thưởng bội hậu cho họ như lời Ngài đã phán:

    - Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ.



    Chúa Giêsu đã không những đã ca ngợi và chúc phúc cho những người nghèo túng, mà hơn thế nữa, Ngài đã chọn con đường nghèo túng để đến với chúng ta và cứu độ chúng ta. Sinh ra tại Bêlem không nhà không cửa. Lớn lên tại Nagiarét với những công việc cực nhọc. Lang thang rao giảng Tin Mừng:

    - Con cáo có hang chim trời có tổ nhưng Con Người thì không có chỗ tựa đầu.



    Và sau cùng, đã chết đi một cách trần trụi và tủi nhục trên thập giá. Chúng ta có thể tóm kết về cuộc đời Ngài như thế này:

    - Sinh ra nghèo túng, lớn lên nghèo túng hơn và chết đi một cách vô cùng nghèo túng.



    Sở dĩ như vậy vì Ngài là một vị Thiên Chúa giàu sang, đã mặc lấy thân phận nghèo hèn để biến chúng ta, những tạo vật nghèo hèn, được trở nên giàu sang.



    Có một câu chuyện kể lại rằng:

    Ngày kia, gặp một anh ăn mày, Chúa đã xin anh ta một chút gì đó. Miễn cưỡng anh ta phải vét bị đưa cho Chúa một nắm gạo. Chúa nhận lấy, nhưng rồi sau đó đã trả lại ngay. Tuy nhiên, lạ lùng thay, trên bàn tay anh ta không phải là những hạt gạo gẫy nát mà là những hạt vàng sáng chói. Anh ta tiếc rẻ vì đã không đưa cả bị cho Chúa.



    Trong đời sống đạo đức, chúng ta chỉ để ý xin Chúa, mà ít để ý đến những điều chúng ta có thể làm cho Ngài. Tuy nhiên, cũng có những người đã hiểu và họ đã dâng cho Chúa: có thể là một vài đồng xu hay một nắm gạo, có thể là tất cả bị gạo và ngay cả mạng sống của chính mình. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã dâng gì cho Chúa? Chúa sẽ chẳng bao giờ chịu thua lòng rộng rãi và quảng đại của chúng ta đâu.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:14 pm




    15. Đồng tiền.


    Có một ông già giàu gặp một vị đạo sĩ ngồi ở gốc cây bên lề đường, liền hỏi: “Ông ngồi đây làm gì vậy? Nhà tôi đang cần người giúp việc, về làm cho tôi ông sẽ có tiền”. Vị đạo sĩ trả lời: “Cám ơn ông, tôi rất sợ tiền bạc, vì ở đâu có tiền bạc ở đó có tội ác”. Ông nhà giàu nói: “Ông rất lầm nên mới yếm thế bi quan. Thế gian có tiền là có tất cả. Có tiền mua tiên cũng được, khắp đông tây đều công nhận như vậy”. Vị đạo sĩ trả lời: “Ông càng lầm hơn tôi, tiền bạc mở được mọi cửa trừ cửa thiên đàng. Đó là câu nói của các nhà đạo đức phương tây. Còn đông phương thì cho rằng: tiền bạc mua được tất cả nhưng không thể mua được lương tâm của người quân tử”. Ông nhà giàu lại nói: “Ông biết chứ, lịch sử chứng tỏ tiền bạc đi tới đâu thì ở đấy phồn thịnh. Có phải tiền bạc đã biến đổi thế giới khổ cực thành xa hoa sung sướng không?”. Vị đạo sĩ trả lời: “Ông chỉ thấy tiền bạc có một mặt, ông không thấy mặt trái của nó, lịch sử cũng ghi rõ: tiền bạc đi tới đâu thì gieo chia rẽ giàu nghèo, gây nên cảnh bất công, ghen tương, tranh chấp và chết chóc”. Ông nhà giàu không nói thêm gì nữa.



    Cuộc đàm thoại giữa ông nhà giàu và vị đạo sĩ trên đây chỉ xác nhận những điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết và công nhận như vậy. Bởi vì tự nó tiền bạc chỉ có một giá trị rất nhỏ. Theo cách đánh giá này thì tờ 500 đồng cũng giống như tờ 1 đồng, chỉ là một tờ giấy có in hình khác nhau, đáng giá vài xu do tiền giấy và công in. Nhưng theo giá trị định ước, thì tờ 500 gấp 500 lần tờ 1 đồng. Chính vì giá trị định ước này mà tiền bạc dù rách, dù hôi, nó vẫn được quí trọng, dù đẹp dù xấu, dù mới dù cũ, nó vẫn được người ta dành cho nhiều cảm tình. Nó được chuyền qua biết bao nhiêu bàn tay và được sử dụng vào muôn vàn việc khác nhau.

    Tiền bạc là phương tiện giúp cho người ta trao đổi để dễ dàng sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Nên tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là đàng khác. Nhưng nó trở nên tốt hay xấu là do con người sử dụng nó. Nó có thể được dùng vào những việc gian manh, bất lương, xảo trá, gây nguy hiểm và tai hại cũng như được dùng vào những công việc bác ái, xây dựng tình yêu, tạo nên tình bạn hay đem lại những lợi ích vật chất và tinh thần.



    Như vậy, tất cả chúng ta đều nhất trí rằng: tiền bạc tự nó là tốt và luôn luôn có giá trị rất thực tế theo như định ước người ta gán cho nó. Tờ 1000 đồng chắc chắn phải hơn tờ 50 đồng, tờ 100 đồng, tờ 500 đồng. Nhưng tại sao trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu lại nói hai đồng tiền kẽm, chỉ đáng một phần tư đồng xu Rô ma của người đàn bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng ở đền thờ lại quí hơn những số tiền lớn của những người giàu?



    Xét về số lượng thì chắc chắn hai đồng tiền của bà góa thua kém xa số tiền lớn của những người khác. Nhưng xét theo tỷ lệ tương quan, nghĩa là về hoàn cảnh, về lý do, về mục đích thì người đàn bà này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn, bà ấy đã cho nhiều hơn hết, vì bà không dâng những thứ dư thừa mà dâng những cái rất cần thiết để nuôi sống. Có thể số tiền đó chính là một ổ bánh mì, một lon gạo, một bó rau đủ để nuôi sống bà trong ngày hôm đó. Nhưng không, bà không lo đến tương lai, không lo ngày mai sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự mà không biết lợi dụng tôn giáo hay lợi dụng Thiên Chúa. Trái lại, những người dâng cúng nhiều chỉ khoe khoang để tìm danh vọng tiếng khen. Số tiền họ dâng cúng tuy nhiều nhưng so với cơ nghiệp và gia tài của họ thì có thấm thía gì. Họ chỉ mất một ít tiền bạc nhưng lại được lời về danh giá và tiếng khen. Cho nên, thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến được bao nhiêu. Đó là một cuộc đầu tư một vốn bốn lời. Đó là một sự lợi dụng tôn giáo và bác ái chứ không phải phục vụ. Chính vì lý do đó mà Chúa Giêsu đã đánh giá bà góa nghèo dâng cúng nhiều hơn mọi người.



    Hơn nữa, đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít, miễn là với tất cả tấm lòng. Ngài không ham của cải Ngài đã ban cho loài người, nhưng chỉ muốn lòng thành thực của con người mà thôi. Cho nên, người ta có thể dâng thật nhiều cho Thiên Chúa, nhưng bao lâu người ta chưa dâng chính mình hay ít nữa những gì thuộc về bản thân, những gì liên hệ tới chính con người của mình thì kể là người ta chưa dâng hiến gì cả.



    Qua bài Tin Mừng với việc làm của người đàn bà góa nghèo, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết ý nghĩa và giá trị của tiền bạc đối với người sử dụng nó và qua đó chúng ta rút ra được một bài học, đó là hãy biết cho đi. Bởi vì thương yêu là cho đi. Càng cho nhiều là dấu càng yêu thương nhiều, nhất là cho đi với một lòng thành thực thiết tha. Nhưng không phải chỉ cho những gì là vật chất như của cải, tiền bạc mới là cho. Chúng ta có thể cho những gì là siêu nhiên cao quí như lời cầu nguyện; và cho những gì là tinh thần như một nụ cười, một cái nhìn thiện cảm, một lời nói vui vẻ hiền hòa hay những lời an ủi chân thành…



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:15 pm




    16. Cho đi.


    Người ta trắc nghiệm một quà tặng không phải bằng số lượng của nó, nhưng bằng sự mất mát mà người cho phải chịu.



    Chúng ta phải cho điều gì thật sự có một giá trị đối với chúng ta. Đó không phải là cho cái nếu không có chúng ta vẫn sống được mà là cho cái nếu không có, chúng ta không thể sống được hoặc chúng ta không muốn thiếu nó trong cuộc sống: Loại cho này làm chúng ta bị tổn thương. Nhưng đó chính là tình yêu đang hành động. Khi người cho cũng rất cần của cho như người nhận. Đó mới là sự cho thật. Và lúc đó, sự cho thành một sự hy sinh.



    Mẹ Têrêxa kể lại một câu chuyện. Một ngày nọ, mẹ đi xuống phố và một người ăn mày đến gặp mẹ và nói: “Thưa mẹ Têrêxa, mọi người đều cho mẹ tiền. Tôi cũng muốn cho mẹ tiền. Hôm nay, suốt cả ngày, tôi chỉ có được ba mươi xu. Tôi muốn cho mẹ số tiền ấy”.



    Mẹ Têrêxa suy nghĩ một lúc: “Nếu tôi lấy ba mươi xu thì tối nay anh ta sẽ phải nhịn ăn; còn nếu tôi không lấy, tôi sẽ làm tình cảm anh ta tổn thương. Vì thế tôi đưa tay ra để lấy số tiền ấy. Tôi chưa bao giờ thấy được niềm vui như thế trên khuôn mặt ai như trên khuôn mặt của người ăn mày đó khi anh ta nghĩ rằng mình cũng đã cho tiền mẹ Têrêxa”.



    Mẹ Têrêxa nói tiếp: “Đối với người đàn ông nghèo này, phải ngồi suốt cả ngày để chỉ xin được ba mươi xu. Đẹp biết bao: ba mươi xu như thế là một món tiền nhỏ, và có thể tôi chẳng mua được gì nhưng vì anh ta đã cho nó và tôi đã lấy nó, nó trở nên gấp ngàn lần bởi vì nó đã được cho với bao yêu thương. Thiên Chúa nhìn thấy không phải là sự to tát của công việc, mà vào tình yêu thương qua đó công việc được hoàn thành”.



    Các bài đọc hôm nay kể lại những câu chuyện tương tự về lòng quảng đại. Hai bài nói về hai con người rất nghèo: hai bà góa. Chúng ta tự hỏi làm thế nào mà một người nghèo như bà góa trong Tin Mừng lại có thể làm được một hành động tốt lành tự phát đến như thế. Người ta cần phải trung tín thực hành lòng quảng đại trong nhiều năm để có được tấm lòng nhân hậu như bà. Nó được hình thành không phải bằng một ít công việc lớn lao mà bằng nhiều công việc nhỏ bé.



    Nếu bạn chiếm được một địa vị cao trong đời sống, bạn có một cái danh phải giữ. Bạn ý thức sự hiện hữu của mình trong con mắt của quần chúng. Vì thế khi bạn làm một điều tốt bạn phải làm thế nào để nó gây ấn tượng cho những người khác hơn là để cho điều tốt ấy xuất phát từ lòng nhân hậu của tâm hồn bạn. Điều này đưa vào một yếu tố cho việc hoàn thành – bạn hoàn thành cho một số khán giả.



    Có một địa vị thấp (như bà góa) có thể có lợi ích. Nó có nghĩa bạn không bị để ý nhiều. Bằng cách đó, những gì bạn làm hoặc cho có cơ may là những sự việc vô danh. Công việc bạn làm càng dễ dàng xuất phát từ tâm hồn của bạn.



    Mặc dù không ai khác nhận ra việc bà góa đã làm, Đức Giêsu nhận ra nó và ca ngợi bà. Biết rằng một việc làm yêu thương dù nhỏ không thoát khỏi ánh mắt dõi theo của Người là một điều thích thú. Chúng ta tốt biết bao khi nhận ra công việc những người khác làm và khẳng định chúng! Đáng buồn là thật ra chúng ta quá chú tâm về mình đến nỗi chúng ta không còn nhận ra cũng không quan tâm đến những công việc ấy.



    Bà góa trong câu chuyện Tin Mừng đã cho tất cả những gì thuộc về bà. Bà cho đi mọi sự an toàn nhỏ nhặt nhất và phó thác hoàn toàn chính mình cho Thiên Chúa. Vì thế, câu chuyện ấy vừa là câu chuyện về sự tín thác vào Thiên Chúa, vừa là câu chuyện về lòng quảng đại.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:16 pm




    17. Cho mà không mất.


    Trên một bình diện nào đó, câu chuyện của bài đọc một có vẻ như vô nghĩa. Xem ra nó có vẻ khôi hài và không thể có. Thật thế, nếu chúng ta hiểu nó theo nghĩa đen. Dĩ nhiên chúng ta có thể hiểu nó theo nghĩa đen – tức là nghĩa của một phép lạ. Nhưng nó có thể có một ý nghĩa khác. Lúc đó nó trở nên rất thật và mở ra toàn bộ chân trời ý nghĩa và áp dụng.



    Bà góa không còn gì ngoài một ít lương thực sau cùng. Mọi thứ bà còn là một nắm bột trong hũ và một ít dầu trong bình. Tuy nhiên, khi chia sẻ lương thực ấy với vị ngôn sứ, nó còn mãi không hết. Điểm quan trọng ở đây là có thể cho mà không mất. Thật vậy, cho là một cách để có được chắc chắn, cho không phải là để mất.



    Hãy lấy ví dụ một hạt lúa mì. Nếu cứ để trong kho thóc nó vẫn chỉ là hạt lúa mì, trong thời gian đó, nó sẽ bị mốc meo và thối mục, và rồi không để lại gì. Nhưng nếu nó được đưa ra ngoài và đem gieo trồng, nó sẽ chết, nhưng như thế, nó sẽ sinh ra rất nhiều hạt khác.



    Một ví dụ khác. Nếu bạn đốt một ngọn nến, bạn có thể thắp sáng hàng trăm ngọn nến từ ngọn nến ban đầu mà không làm cho nó giảm đi ánh sáng. Nó có thể chia sẻ ánh sáng mà không mất đi ánh sáng của mình.



    Như thế, có một ý nghĩa là chúng ta có thể chia sẻ những gì mình có mà không làm mình nghèo đi. Thật vậy, dường như chúng ta còn giàu có thêm khi làm thế. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta không nói về của cải vật chất. Một người thầy không mất gì trong kiến thức của mình khi chia sẻ kiến thức cho học sinh. Một người mẹ không mất gì trong tình yêu của mình khi chia sẻ tình yêu với con cái.



    Vậy, chúng ta có thể chia sẻ những thứ như kiến thức, tình yêu và hòa bình với những người khác mà nguồn dự trữ những thứ ấy không hề bị giảm bớt. Sự cho sẽ giải phóng tâm hồn của người cho. Người cho được phong phú như là người nhận. Chúng ta thấy điều này trong trường hợp của bà góa trong bài đọc 1. Khi chúng ta cho một cách vui vẻ, phấn khởi, và nhận với lòng biết ơn thì mỗi người đều được chúc lành.



    Brian Keénan, người bị bắt làm con tin trong nhiều năm ở Libăng cho chúng ta một ví dụ sâu xa. Ông nói rằng nếu một người bám víu vào chính mình, tỏ ra bực dọc không nghĩ đến những người cùng bị bắt làm con tin, hoặc không chăm sóc đến họ, hoặc không chia sẻ với họ… đó là một cách dẫn đến tai họa. Nó đưa người ta vào chính mình và trở thành u sầu và chỉ nghĩ đến mình. Ông nói: “Chúng ta sống còn qua những gì chúng ta cho”.



    “Tình yêu giống như một cái rổ quyên tiền: Bạn sẽ không bao giờ có đủ cho tới khi bạn bắt đầu cho đi” (Anon).




    18. Kết quả.


    Một con cáo mẹ có ba con cáo con. Một lần kia, nó ngã bệnh, vì thế nó đã sai các con cáo con ra ngoài tìm thức ăn ban đêm. Nó nói với chúng chia ra và đi theo nhiều hướng khác nhau. Chúng không được đi về hướng Nam bởi vì thị trấn nằm ở hướng này.



    Con cáo con đầu tiên mạnh khỏe nhưng rất lười biếng. Nó chọn con đường dễ nhất. Nó đi theo hướng đông qua một mảnh đất bằng phẳng. Nó không phải đi xa đã thấy mình ở trong một cánh đồng bị những con thỏ quậy phá. Nó giết chết một con, và ăn. Rồi nó bắt một con khác để đem về nhà.



    Nó trở về nhà trong nửa giờ, không có vết trầy xước nào trên mình. “Ồ về rồi đấy ư?” Cáo mẹ nói. “Và có cả một con thỏ đẹp làm sao. Con làm tốt thật!” Và cáo mẹ liếm lên má nó một cái.



    Con cáo con thứ hai rất thông minh. Nó đi theo hướng tây băng qua những cánh đồng lồi lõm. Nhìn thấy ánh sáng của một nông trại phía trước, nó đến gần một cách thận trọng. Nó thấy có một cái lỗ trống trong hàng rào mà nó có thể lọt vào nhà đầy những gà tây. Nhà không có nuôi chó giữ nhà. Con cáo con lẻn vào, giết chết hai con gà tơ và lôi ra ngoài. Khi thấy đã an toàn, nó ăn một nửa con. Nó chôn một nửa kia định hôm sau quay lại ăn nốt.



    Nó trở về nhà đúng một giờ sau với con gà kia, sau khi cẩn thận rửa sạch máu dính vào mình nó trong một dòng suối. “Làm tốt đấy!” Mẹ cáo nói. “Con đã đem về một con gà tây tuyệt vời” và mẹ cáo liếm lên má nó hai cái.

    Con cáo con thứ ba yếu ớt và có vẻ bị bệnh. Nó không có chọn lựa nào khác là đi theo hướng bắc vào trong vùng có nhiều đồi. Ở đây có ít nông trại mà lại cách xa nhau. Các nông trại mà nó gặp đều có chó dữ canh gác. Một con chó làm nó rách mặt qua lưới thép. Một người chủ trại tức giận đã nổ súng, và viên đạn chỉ trượt đi trong gang tấc.



    Đêm trôi qua nhanh. Nó không biết làm gì ngoài việc quay đầu về nhà. Trên đường về nhà, nó cũng xoay xở bắt được một con chim sẻ. Mặc dù bị cơn đói thúc giục nó ăn con chim, nhưng nó quyết định đem con chim về cho mẹ nó. Nó về đến nhà lúc bình minh, mình dính đầy bùn, thân thể bầm xước. Khi nhìn thấy nó, cáo mẹ nói: “Con thế nào rồi? Sao trông con thảm hại thế!” “Con đã vào nơi khó khăn”, cáo con nhỏ nhẹ đáp. “Mẹ đã chẳng báo trước cho con phải cẩn thận sao” cáo mẹ ngắt lời. “Và con mang gì về cho mẹ sau một đêm đi lang thang?” Với một đêm mà nó chỉ đem về một con chim sẻ. Hai cáo con kia phải bật cười. “Cái gì? Một con chim sẻ ư? Đó là tất cả những gì mày đem về sao? Một con chim sẻ!”



    “Đó là điều tốt nhất con có thể làm được!” Con cáo con nói. “Lấy nó đi cho khuất mắt ta. Rõ ràng là tao đã uổng công nuôi dưỡng và chăm sóc mày”.



    Sau khi đuổi cáo con ra khỏi hang. Cáo mẹ bày bàn tiệc, thực đơn gồm thỏ và gà tây. Cáo mẹ đặt cáo con khỏe mạnh ngồi ở bên phải, còn cáo con thông minh ngồi ở bên trái. Nhưng không có chỗ ở bàn tiệc cho cáo con nhỏ bé, bởi vì trong con mắt của cáo mẹ chỉ có kết quả mới là quan trọng.



    Trong một chiều hướng nào đó, cáo mẹ có lý. Nếu dựa vào kết quả để phán đoán, thì cáo con nhỏ bé đã đi một đoạn đường dài sau hai con cáo kia. Nhưng trong một chiều hướng khác cáo mẹ không có gì sai lầm hơn. Nếu căn cứ vào nỗ lực thực hiện và tinh thần hy sinh thì con cáo con yếu ớt dẫn đầu hai con kia.



    Câu chuyện cáo con nhỏ bé nhắc chúng ta nhớ đến bà góa trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó kết quả là điều duy nhất quan trọng. Phần thưởng và bằng cấp trao cho những kết quả, không bao giờ trao cho nỗ lực. Nhưng Đức Giêsu có một tiêu chuẩn so sánh khác, như chúng ta thấy trong câu chuyện bà góa nghèo. Đối với Người, không phải tầm mức của việc trao ban mới đáng kể, nhưng là cái giá phải trả cho việc trao ban ấy. Nói cách khác, không phải kết quả đáng kể mà là nỗ lực thực hiện và tinh thần thể hiện.



    Với quan điểm đó, chúng ta có thể kết thúc câu chuyện của các con cáo như sau: Con cáo con ốm yếu về nhà vào lúc bình minh, mình dính đầy bùn, với các vết trầy xước và tím bầm. Đưa con chim sẻ cho cáo mẹ và nói: “Mẹ ơi, tiếc thật, nhưng con đã làm hết sức mình”. Khi nhìn con chim sẻ hai người anh của nó bật cười. Nhưng cáo mẹ không nhìn con chim sẻ mà nhìn vào vết thương của cáo con: “Tốt rồi”, cáo mẹ nói to “Con là con cáo nhỏ bé nhưng vĩ đại. Mẹ tự hào về con”. Rồi bà ôm chặt lấy nó, lấy lưỡi mà lau sạch vết thương cho nó, rồi bà cho nó ngồi ở chính giữa bàn tiệc.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:16 pm




    19. Tâm tình.


    (Trích trong ‘Sợi Chỉ Đỏ’)

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy hai mẫu người:

    ] Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ rất đạo đức: họ giữ luật chín chắn, họ đọc kinh nhiều và đọc thật dài. Vì thế họ được người ta kính trọng: ra ngoài đường ai gặp họ cũng kính chào, khi họ dự một buổi hội họp thì ai cũng nhường cho họ những chỗ danh dự nhất. Nhưng thực ra bên trong họ chẳng đạo đức chút nào: họ chỉ làm ra bộ đạo đức như thế để được người ta kính trọng và dâng cúng tiền bạc.



    ] Mẫu người thứ hai là người đàn bà góa: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ. Không ai tôn trọng bà, thậm chí chẳng thèm để ý tới bà. Nhưng tâm hồn bà rất cao quí: mặc dù nghèo nàn, bà cũng không tiếc lấy ra phần tiền tuy nhỏ nhưng rất cần thiết để dâng cúng vào đền thờ.



    Như thế, bài Tin Mừng này đặt ra vấn đề hình thức và tâm tình. Đó là hai mặt của một thái độ. Nhưng mặt nào trọng hơn? Theo cách đánh giá của Chúa Giêsu thì mặt tâm tình trọng hơn mặt hình thức: Chúa đã gọi các môn đệ đến chỉ cho họ thấy thái độ của bà góa và nhận xét: “Thầy nói thật với các con: trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà góa này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa. Còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”.



    Cách đánh giá của Chúa Giêsu thật là đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu không có điện, giống như có một chiếc xe gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác mà không có hồn… tất cả sẽ vô ích, vô dụng.

    · Một người giáo dân đeo ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự lễ rước lễ… nhưng trong lòng không mến Chúa không yêu người… thì cũng đáng xếp vào loại giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà thôi.

    · Một công nhân viên giỏi nhất phát biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo thành tích nghe rất kêu… nhưng làm việc thì lờ đờ, biếng nhác… thì chẳng ích lợi gì cho việc phát triển xã hội.



    Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên trong thì quan trọng và quí giá hơn cái hình thức, cái dáng vẻ bề ngoài. Trong việc sống đạo cũng vậy: đọc kinh, dự lễ… không quí giá, không quan trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.



    Nhưng từ nhận định rất đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều người đi đến chủ trương bất cần hình thức. Họ bảo rằng: “Đạo tại tâm”: sống đạo cốt là ở tâm hồn, chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng tội gì hết.

    · Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo “tôi thờ Chúa trong lòng”.

    · Một cặp vợ chồng kia tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn phối chi hết. Họ bảo “chẳng cần đến hình thức bên ngoài”.



    Có lẽ đôi khi chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ xem sao:

    - Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện: quần áo cốt yếu chỉ là để che thân, mặt mày tóc tai cốt yếu chỉ là đủ sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu chỉ muốn cái cốt yếu đó, mà còn muốn sao cho đẹp, cho đúng thời trang nữa. Vì thế chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu quần, kiểu tóc… đó là chưa kể đến phấn son, sơn móng tay móng chân nữa… Như thế có phải là chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?

    - Trường hợp thứ hai là chuyện tình yêu: nếu thực sự yêu nhau chỉ cốt yêu trong lòng là đủ thì cần gì người ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải viết thư cho nhau, cần gì phải tặng quà cho nhau, cần gì phải âu yếm nhau?

    Hai trường hợp như thế đủ cho chúng ta thấy rằng tuy hình thức không quan trọng bằng tâm tình, nhưng nó cũng rất cần. Chính hình thức biểu lộ tâm tình và nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những lời nói nụ cười đó làm cho tình yêu giữa hai người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức thì tâm tình sẽ dần dần héo khô, chết dần mòn đi.



    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mặc dù coi trọng tâm tình hơn hình thức nhưng cũng không chủ trương bất cần hình thức. Vì thế, bà góa trong Tin Mừng này không phải chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng tiền nhỏ mọn của bà trong hòm tiền. Ngày nay không ít người chủ trương “Đạo tại tâm” và coi thường những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện, dự lễ, dự các bí tích…Những suy nghĩ của chúng ta nãy giờ dựa vào bài Tin Mừng cho thấy đó chỉ là một thứ ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh tâm trí chúng ta và làm hại cho lòng đạo đức của chúng ta.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:17 pm




    20. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.


    CHÚA GIÊSU VÀ GIỚI KINH SƯ (12,35-42)

    Chúa Giêsu lại một lần nữa lên tiếng tố cáo các đối thủ là biệt phái và kinh sư. Ngài miệt thị những người hướng dẫn tâm linh quá kiêu căng này. Họ là những người có uy tín trong dân Do Thái những thái độ của họ khiếm nhã. Chúa Giêsu lên án sự phô trương phù phiếm của giới “thượng lưu” này khi họ tìm sự ngưỡng mộ nơi dân chúng (38b-39). Chưa hết, “Họ giành giật tài sản của các bà góa và làm bộ cầu nguyện lâu dài” (40a). Như thế còn hệ tại hơn là thiếu khiêm tốn. Đó là thói đạo đức giả. Các vị lãnh đạo này không ngần ngại bóc lột những kẻ bần cùng cô thế. Những lời cầu nguyện lê thê của họ nhằm mục đích che đậy tội lỗi của họ, để phình lừa dân chúng. Ta thấy lời kết án của Chúa Giêsu có vẻ quá cứng rắn. Nhiều khi Chúa Giêsu cùng quan điểm với nhóm biệt phái và các thủ lãnh của họ là các kinh sư. Ta cũng đã có lần chứng kiến một số người trong họ thành tâm kiếm tìm Nước Thiên Chúa (12,28-34).



    Nhưng nên nhớ rằng mãi 40 năm, Maccô mới viết những đoạn Tin Mừng này. Trong khoảng thời gian trôi qua đó, hình ảnh giới hữu trách Do Thái đã thay đổi. Khi thuật lời đả kích nghiêm khắc của Chúa Giêsu đối với ký lục, Maccô muốn cho độc giả của mình, là các Kitô hữu Rôma thấu đáo về não trạng lẫn hành vi của các thủ lãnh Israel sau khi họ đã bắt bớ Chúa Giêsu. Cuộc khẩu chiến giữa Chúa Giêsu và các kinh sư đã nổ ra ngay từ đầu cũng như sự thù nghịch ngày càng tăng giữa Giáo Hội Kitô giáo non trẻ và hội đường (Do Thái giáo) xảy ra trong những năm 80-90. Ở Luca (11,42-54), và nhất là ở Matthêu (23,13-32), sự phê phán gay gắt giới biệt phái và kinh sư diễn ra theo một tiến trình dễ chấp nhận và phù hợp hơn với lối viết Tin Mừng.



    ĐỒNG XU CỦA BÀ GÓA (12,41-44)

    Đây là hồi cuối thuật lại cảnh Chúa Giêsu ở Đền thờ. Một hồi thật cảm động. Maccô vừa mới phác họa hình ảnh tàn nhẫn của nhóm kinh sư (“Họ bóc lột của cải các bà góa”) (12,40a) xong, liền đưa ngay ra hình ảnh một bà góa rộng rãi đặc biệt. Hai hình ảnh tương phản hoàn toàn. Những từ “bà góa” nối kết hai đoạn văn thật tài tình.



    Cảnh tượng diễn ra trong nơi thánh của Đền thờ, gần bên kho tàng. Đó không phải là nơi chứa tài sản đền thờ, mà là nơi cất chứa lễ vật các tín đồ dâng cúng (2V 12,10). Ở cuối phòng người ta đặt các hòm tiền. Những kẻ giàu có, chiếm phần lớn, bỏ vào đấy “các số tiền lớn” (c. 41b). Nhưng Chúa Giêsu chỉ đưa mắt nhìn một sự kiến đáng lưu tâm mà thôi. “Một người đàn bà góa tiền đến và bỏ vào đó 2 đồng xu” (x. 42). Đó là một bà góa, nghĩa là một phụ nữ, một người đáng thương hại dưới con mắt củ nam giới vốn có ưu thế trong gia đình và xã hội thời ấy. Vì không còn sự bao bọc của chồng, người góa phụ chỉ còn nhờ vào tàn sản chính mình, không ai giúp đỡ. Theo Thánh kinh các bà góa được liệt vào số những người nghèo khổ nhất cùng với những kẻ mồ côi và những kẻ tha phương cầu thực (Đnl 24,17-22). Chính vì vậy Maccô mới nói: “Người góa phụ khốn khổ”. Số tiền bà bỏ vào thùng chẳng có đáng là bao: hai đồng xu (theo đơn vị tiền tệ Do Thái), một món tiền không nghĩa lý gì. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã nắm lấy cơ hội này hầu qua cử chỉ khiêm tốn đó, Ngài dạy cho các môn đệ một bài học quan trọng (43-44). Ngài nhấn mạnh đến sự trái ngược này kẻ giàu có cho đi “cái dư thừa” của họ, còn người góa phụ bần cùng lại cho chính cái mình đang cần đến nhất, cho luôn chính bản thân mình. Còn gương nào đẹp hơn? Các bạn hữu Chúa Giêsu hẳn phải nhận ra, nơi góa phụ tuy cơ bần mà độ lượng hình ảnh của một “môn đệ” chân thực. Ta nên lưu ý đặc biệt đến sự thể trong Tin Mừng là Chúa Giêsu thường làm nổi bật đức tính của giới phụ nữ (Lc 10,38-42): Martha và Maria; Ga 4,1-42: người đàn bà Samari) cho các “ông” môn đệ thấy. Sau khi dạy dỗ các môn đệ về sự kiện đời thường này, Chúa Giêsu rời đền thờ (13,1) và Ngài không còn trả lời đó lần nào nữa.



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
sinhsympa
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 29
Ngày tham gia : 15/08/2012
Job/hobbies : teacher

Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B EmptyThu Nov 08, 2012 10:17 pm




    21. Chú giải của Noel Quesson.


    Đức Giêsu nói rằng: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư

    “Kinh Sư” là những nhà chuyên môn và những người giải đáp chính thức Kinh Thánh. Sau một thời gian dài học tập vào khoảng 40 tuổi, họ được công nhận thi hành chức vụ của họ và trở nên những người cố vấn chính thức trong những quyết định tư pháp. Đức Giêsu và các tông đồ đã không được đào tạo như thế.



    Ngay từ đầu, các "Kinh Sư” luôn tỏ ra chống đối Đức Giêsu. Chỉ trong Tin Mừng Maccô, chúng ta đã thấy nhiều cuộc xung đột (Mc 2,6; 3,22; 7,1; 11,18). Ở đây, Đức Giêsu nghiêm chỉnh cảnh giác chúng ta. Đây là lần cuối cùng Người nói trước công chúng, khoảng vài tuần lễ trước khi Người bước vào cuộc thương khó và bị kết án bởi Thượng Hội đồng mà các Kinh sư thường chủ trì xét xử.



    Matthêu đã quy tụ lại thành một diễn từ của Đức Giêsu về đề tài này: "Khốn cho các Kinh sư" (Mt 23). Sự hiểu biết không nhất thiết mang lại cho ta đức hạnh... và than ôi, kể cả sự hiểu biết tôn giáo cũng thế.



    Những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc.

    Vẫn còn những Kitô hữu bực tức vì Giáo Hội đang cố gắng gột bỏ mọi vẻ huy hoàng. Tuy vậy, chúng ta phải nhìn nhận rằng sự cố gắng đó dù chưa hoàn tất, nhưng hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của Đức Giêsu. Giáo Hội trong mọi thời đại; có nguy cơ rơi vào cám dỗ khủng khiếp của uy thế, đặc quyền những "vẻ bề ngoài sang trọng" những tước vị và những chỗ ngồi danh dự. Lạy Chúa, xin cho chúng con càng ngày càng làm quen với một Giáo Hội, biết gột bỏ những danh dự, chấp nhận nghèo khó. Với các linh mục, biết sống như mọi người, không dành đặc quyền đặc lợi nào cả.



    Tính cách Pharisêu mà Đức Giêsu lên án, đó là việc sử dụng những "dấu hiệu bề ngoài" để làm cho người khác nể trọng mình và được hưởng những đặc quyền. Ngày nay, có một phong trào tân Pharisêu cũng giả dối như thế, cốt làm tăng giá trị của mình bằng cách làm ra vẻ "thông thạo thời sự", "giữ đúng thời trang" bằng cách theo nhưng "quan điểm tiến bộ nhất", dù là những quan điểm rỗng tuếch.



    Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ

    Điều mà Đức Giêsu quở trách kinh sư thời ấy, đó là thái độ "khoa trương", lòng "tham lam", nếp sống "giả hình" của họ. Có lẽ họ đã đòi hỏi những khoản thù lao rất cao đối với những người đến hỏi ý kiến họ, và điều này rất nghiêm trọng vì họ được coi như những người đạo đức, cầu nguyện lâu giờ. Kẻ nào muốn loan truyền những đòi hỏi của Lời Chúa, cũng phải tỏ ra rất khắt khe với chính mình. Khi các Kitô hữu, hay phẩm trật Giáo Hội phạm những bất công xã hội thì đó là điều đặc biệt nghiêm trọng. Thiên Chúa nghe thấy tiếng kêu của những người nghèo khổ bất hạnh, Người ban "công lý" cho kẻ bị áp bức, nâng đỡ góa phụ và cô nhi (Tv 1,45).



    Kẻ nào muốn thuộc phe Chúa, thì nhờ cầu nguyện, phải đặc biệt trở nên liêm khiết và công bằng.



    Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn

    Cộng đoàn của Đức Kitô là Giáo Hội phải nghe lời cảnh cáo này: Người sẽ càng khắt khe hơn với chúng ta, khi chúng ta càng được nhận lãnh nhiều. Chúng ta không thể lừa dối Thiên Chúa! Người thấy tận đáy các sự việc và những sự giả dối của chúng ta sẽ bị lột trần trước mắt Người.



    Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao

    Maccô là một nhà quay phim tài tình. Chúng ta hãy thưởng thức sự chính xác của thiên phóng sự này. Đức Giêsu đã chọn một điểm quan sát tốt, ngồi trên các bậc thềm, đối diện với các hòm tiền. Người nhìn xem. Đám đông những người hành hương diễn qua trước mặt Người. Chúng ta hãy ghi nhận lòng nhân ái của Đức Giêsu: Người chú ý đến những đám đông, chú ý đến những gì xảy ra chung quanh Người. Chúng ta có biết chú ý không? Chúng ta có biết ngắm nhìn không?



    Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền.

    Vào thời Đức Giêsu cũng như ngày nay các tầng lớp xã hội luôn có những mức lợi tức rất chênh lệch. Điền chủ, thương gia, luật gia, giới tư tế thường là giàu có và là sở hữu chủ tại Giê-ru-sa-lem những dinh thự với tất cả tiện nghi và xa hoa: Nhiều gian phòng, hồ tắm, sân vườn, cột nhà cẩm thạch... Trong khu ở riêng của các người quyền quý một khu đẹp và sang trọng! Còn những người nghèo thì chạy sống từng ngày và ở trong “khu vực thấp hèn" tại Giêrusalem.



    Nếu lưu ý đến bản văn của Maccô, chúng ta sẽ thấy ông đã viết "một số" người giàu... nhiều người giàu, đã cống hiến ‘những số tiền lớn’ như vậy, họ cũng thiết thân làm nghĩa vụ đối với Đền Thánh.



    Ở đây Maccô không chú thích gì cả, nhưng ông vẫn không thể không so sánh:



    Cũng có một bà góa nghèo đến.

    Bây giờ nhà quay phim cống hiến cho ta một cận cảnh: Người đàn bà nghèo khó bước tới gương mặt khiêm tốn giữa các khuôn mặt khác. Không có một chỗ danh dự, không danh tiếng gì. Một người không quen biết. Đó là một người đàn bà, trong thế giới mà người đàn ông thống trị, một góa phụ trong thế giới mà chỉ có người đàn ông mới có quyền được luật pháp công nhận. Một người đàn bà nghèo, không lợi tức. Đức Giêsu đưa mắt nhìn bà.



    Bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm.

    Thật là trái ngược với "số tiền lớn” của những kẻ khác! Tôi muốn nhìn ngắm hai đồng tiền nhỏ này, hai đồng xu đút giấu kín trong lòng bàn tay bà.



    Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.

    Cách tính tiền thật là kỳ cục? Bà này đã cho "nhiều hơn" tất cả mọi người. Đức Giêsu đã nói thế. Người làm đảo lộn mọi hệ thống xã hội của chúng ta. Người coi thường hệ thống phân loại, những giai cấp xã hội của chúng ta, với những bậc thang phân biệt rõ ràng mà người ta phải leo lên để "thăng tiến". Ở bậc thang xã hội "cao", thì giàu có được người khác trọng nể; mặc y phục lộng lẫy, được người ta chào hỏi công cộng, có chỗ ngồi danh dự trong những bữa tiệc, tất cả những điều này không làm Chúa Giêsu quan tâm đến. Còn chúng ta thì sao?



    Phản ứng của chúng ta trước trang Tin Mừng này như thế nào? Hay nó vẫn làm chúng ta thản nhiên, không chút bận tâm?



    Trong một xã hội dồi dào của cải mà chúng ta đang sống chúng ta có thái độ nào đối với một số nghề nghiệp dành cho người nghèo? Có những người nào mà tôi khinh khi vì chủng tộc, vì môi trường xã hội, nghề nghiệp hay sự nghèo khó của họ không?



    Mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản

    Người ta không thể đánh lừa Chúa được. Người thấy tận đáy lòng chúng ta. Bà này đã cho "nhiều hơn", vì bà đã cho "tất cả". Muốn biết giá trị của một quà tặng, ta không nên chỉ nhìn vào đồ vật đó, mà còn, phải để ý đến người cho. Thiên Chúa đã nhìn như thế. Người nhìn thấy những gì còn lại trong két sắt hay trong trương mục ngân hàng.



    Chúng ta cần suy niệm hai từ mà Đức Giêsu đã dùng. Đó là hai ý niệm đơn giản: ‘Sự túng nghèo’ là tình trạng của người không có đủ yếu tố cần thiết để sống; ‘Điều cần thiết’ là những gì tương xứng cho đời sống bình thường. ‘Của cải thừa’ là những gì chúng ta có nhiều hơn cái cần thiết.



    Chắc chắn đó không phải là những giá trị toán học cố định. Vì ta có thể thắc mắc: "Sự cần thiết sẽ dừng lại ở mức nào?". "Sự dư thừa" bắt đầu từ đâu? Nhưng thực tế khiến chúng ta phải nhìn nhận rằng có quá nhiều khác biệt giữa điều kiện sống của con người trong cùng một xứ sở nhất là giữa quốc gia này với quốc gia khác. Với những đồ vứt bỏ trong thùng rác ở New York, người ta cũng có thể cứu sống cho một thành phố với số dân tương đương thuộc thế giới thứ ba. Những phí phạm của chúng ta kêu lên tới Thiên Chúa, và trước mặt người nghèo. Vào thời đó, Đức Giêsu đã dám tố cáo một số người sống quá ‘dư thừa’, còn ngày nay Người sẽ phải nói sao đây?



    Tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.

    Đức Giêsu không nhìn sự việc như chúng ta. Chính Người cũng là một kẻ nghèo. Người đã nhìn ngắm và thấy tâm hồn cho đi tất cả. Chúa để mắt trên người nghèo. Họ đang làm vui lòng Thiên Chúa.



    Đức Giêsu đã ca ngợi người đàn bà góa nghèo, cống hiến hai đồng tiền nhỏ. Lạy Chúa, Chúa nghĩ gì về lòng quảng đại của con? Tôi có "cho đi" không? Bao nhiêu? Như thế nào? Ngày nay ta có thể cho rằng người đàn bà này có lý do chính đáng để giữ lại số tiền đó và để cho kẻ khác “cống hiến" thôi! Nhưng Thánh Vinh Sơn đã nói: May thay cho những người nghèo, vì vẫn còn có những người nghèo ‘biết cho’.



    Trước khi khởi sự bước vào cuộc thụ khổ, Đức Giêsu cho chúng ta biết bí mật cái chết của Người sắp đến gần: Người đàn bà này là "hình tượng" của Thiên Chúa, Đấng trao ban tất cả, tất cả những gì Người có để sống! "Thiên Chúa dù giàu có, đã trở nên khó nghèo để làm giàu cho chúng ta". Thánh Phaolô đã dám nói như vậy (2 Cr 8,9). Tình yêu không biết tính toán. Chúa là tình yêu. Người đã không tính toán, Người đã cho đi tất cả. Nếu Giáo Hội nguyên thủy đã ghi lại đoạn này bề ngoài xem ra không quan trọng ngay trước cuộc thương khó, là vì Giáo Hội đã tự nhủ: Vâng, Đức Giêsu đã tự nhận ra chính Người nơi người đàn bà này, vì bà đã "cho đi tất cả".



    sinhsympa




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Các bài suy niệm CN 32B Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Các bài suy niệm CN 32B   Các bài suy niệm CN 32B Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

Các bài suy niệm CN 32B

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: 
SỐNG LỜI CHÚA
-
free counters