Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22 Sudieptutroi

 

 NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Góc Phố
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 457
Điểm NHIỆT TÌNH : 1330
Ngày tham gia : 20/01/2011
Job/hobbies : student

NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22 Vide
Bài gửiTiêu đề: NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22   NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22 EmptySat May 21, 2011 11:02 am




      NỐT NHẠC TRẦM

      Tác giả: Phạm Thị Dâng

      Khi nhìn vào một ca khúc dù có là người không biết về âm nhạc đi nữa thì cũng vẫn nhận ra được có những nốt nhạc cao vút có nốt trung và nốt trầm…
      Nhìn vào một gia đình cũng vậy ta thấy có những nốt nhạc quyện giữa cha mẹ và con cái…
      Là cột trụ trong gia đình lẽ ra ông là nốt nhạc cao nhất, nhưng không, trong bản tình ca gia đình ông lại ở nốt trầm…
      Trong cuộc sống người ta thấy ông đi bộ nhiều hơn đi xe, ông đi chân đất nhiều hơn đi dép, trời nắng chang chang ông đội cái mũ cũ kỹ trong khi chiếc dù ông kẹp ở nách. Đi đám cưới thì gần đến nhà đám ông mới chịu mặc áo dài vào và đội lên đầu cái khăn xếp, ra khỏi nhà đám là ông lại cởi ra ngay bỏ vào cái giỏ đeo trên vai và thênh thang ra về. Ông bảo: “Thế cho nó đỡ vướng!” Hàng xóm thấy vậy họ cười ông, họ cho ông là… siêu cổ hủ! Nhưng ông chẳng lấy thế làm phiền lòng, ông vẫn cứ sống như thế như từ hồi nào đến giờ vẫn thế.
      Có người kể là thấy ông đi lễ, ông mặc áo dài nhưng lại quên… thay quần, ông mặc cái quần còn dính miếng vỏ bào. Họ nhắc bảo nhưng ông cười xòa rồi nhanh tay phủi vỏ bào và mạt cưa còn dính lại, ông nói: “Chúa nhận lòng nhân chứ đâu cần lễ tế!?”
      Ngày mà người Mỹ rời khỏi miền nam Việt Nam cũng đã kéo theo một cuộc chạy loạn, người ta thấy ông gồng gánh đi lẫn giữa dòng người di tản. Nào là những giỏ, những bị, những tay nải, những túm, những bao… Hai đầu đòn gánh ông gánh oằn cong lại, chẳng thấy ông đâu cả giữa những thứ lỉnh kỉnh ấy mà chỉ còn thấy đôi chân ông thoăn thoắt bước, cứ như là ông muốn mang hết nặng nhọc về mình, để vợ con nhẹ nhàng mà theo bước.
      Sau đó là những ngày tháng khó khăn chất chồng khó khăn, ông đành âm thầm cất xếp những đồ nghề làm mộc của ông lại, chờ khi nào thuận tiện ông sẽ…
      Còn trước mắt, người ta thấy ông từng cuốc bộ vài chục cây số để kiếm sống cho gia đình. Những ngày tháng gian khổ đó đã bào mòn của ông không ít sức lực. Thế rồi, khi đất nước mở cửa ông lại có dịp sống bằng cái nghề mà ông bảo là: Nặng chân tay nhưng nhẹ đầu óc, chẳng cần phải toan tính bon chen! Chẳng bao giờ người ta thấy nhà ông to tiếng mà chỉ có tiếng bào tiếng đục tiếng cưa nghe đều đều như tiếng gia đình ông cầu kinh mỗi tối.
      Ông trở thành “người mẫu” cho nhưng bà hàng xóm… dậy chồng, họ bảo:
      - Bố cu phải sống như bác phó Mộc ấy, để khi ra đường con cái nó còn dám ngẩng cao đầu mà khoe với bạn rằng: “Đó là bố tớ đấy!” Đừng sống như cái kiểu mà khi con cái ra đường bạn nó hỏi: “Bố bạn đó phải không?” Chúng cúi mặt mà rằng: “Không, là ai đó chứ không phải là bố tớ…?!”
      Có một cậu học trò tiểu học, ngày nọ cô giáo cho lớp cậu bài tập làm văn tả về người nào mà em nhớ nhất. Thế là cô giáo đọc được rằng: “Ở cạnh nhà em có ông phó Mộc, mọi người gọi thế vì ông làm nghề thợ mộc, những ngày nghỉ học em thường qua nhà xem ông bào, cưa, đục… Bàn tay của ông rất to! Có lần, khi đóng đinh ông mải nghĩ gì mà ông đóng nhầm vào tay, máu chảy ròng ròng. Chân mày ông rất rậm và bạc trắng, tóc ông cũng đã bạc gần hết, nhưng ông còn rất khỏe! Những bụi gỗ thường bám vào râu ông lấm tấm như những hạt sương bám trên cây vào buổi sớm. Ông rất yêu hoa lá! Những lúc rỗi ông chăm những cây hoa huệ trồng trước cửa nhà, hương thơm của hoa quyện với mùi hăng hắc của vỏ bào, tạo nên một mùi vừa thơm vừa nồng nồng. Ông tốt bụng nhất xóm, hiền lành nhất xóm, nhưng cũng nghèo nhất xóm…” Đọc đến đây, cô giáo mỉm cười gấp vở lại, và cô chợt thấy nôn nao nhớ về người bố của mình…
      Rồi quy luật của nhân sinh là thế, ngày mà mọi người tiễn ông về nhà Chúa. Trời đổ cơn mưa rào, cứ như ông trời cũng nhỏ lệ thương tiếc một người một đời cần cù chân chất. Ông qua đi nhưng nốt nhạc trầm ấy vẫn còn vang mãi trong bản tình ca gia đình…



    Góc Phố




Về Đầu Trang Go down
 

NỐT NHẠC TRẦM- Phạm Thị Dâng- Vườn Ô-liu 22

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: TRANG VĂN :: Truyện Ngắn
-
free counters